- 1Nghị định 25-HĐBT năm 1989 Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 315-HĐBT năm 1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 385-HĐBT năm 1990 sửa đổi thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 232-CP năm 1981
- 4Quyết định 111-HĐBT năm 1991 về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 132-TTg năm 1993 về tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên bộ 29/TT-LB năm 1990 hướng dẫn tạm thời cấp phát và quản lý các khoản lương hưu, trợ cấp thương binh xã hội do Bộ Tài chính - Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 7Thông tư 15-TC/HCVX năm 1992 hướng dẫn xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80-TC/NSNN | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1993 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN KINH PHÍ UỶ QUYỀN CỦA NSTW CHUYỂN VỀ CHO ĐỊA PHƯƠNG
Trong những năm gần đây, một số khoản chi của Ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính đã chuyển về cho các Địa phương và uỷ quyền cho Sở Tài chính - Vật giá các Tỉnh, Thành phố trực tiếp cấp phát và quản lý ngày một nhiều và lớn như: tiền lương hưu và các khoản phụ cấp của các đối tượng chính sách xã hội; kinh phí kiểm lâm và sự nghiệp lâm nghiệp; sắp xếp lao động, giải quyết việc làm; kinh phí động viên; trùng tu các di tích lịch sử; kinh tế mới và định canh, định cư; kinh phí dân số và KHHGĐ; trợ cấp khó khăn cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước; bỏ trồng cây thuốc phiện ..... nhưng chưa có các văn bản quy định chế độ quản lý các khoản chi kinh phí uỷ quyền.
Thi hành Chỉ thị số 132/TTg ngày 27/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý thu, chi NSNN, Bộ Tài chính hướng dẫn và quy định việc cấp phát và quản lý các khoản kinh phí uỷ quyền của Ngân sách Trung ương chuyển về cho các Địa phương như sau:
I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1/ Các khoản kinh phí thuộc các Bộ, các Ngành Trung ương quản lý, Bộ Tài chính chuyển về cho các Địa phương và uỷ quyền cho Sở Tài chính - Vật giá các Tỉnh, Thành phố cấp phát, quản lý. Căn cứ vào số kế hoạch kinh phí đã được tổng hợp vào dự toán NSNN hàng năm trình Quốc hội thông qua, hoặc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ xét duyệt chính thức số kế hoạch chi cả năm cho các khoản chi thuộc các Bộ quản lý, đồng thời, các Bộ, các Ngành chủ quản Trung ương phải chịu trách nhiệm phân bổ số kế hoạch các khoản chi cho từng Địa phương, sau khi đã trao đổi và được sự nhất trí của Bộ Tài chính.
2/ Sở Tài chính - Vật giá các Tỉnh, Thành phố được Bộ Tài chính uỷ quyền trực tiếp cấp phát, quản lý các khoản chi thuộc nguồn kinh phí của Ngân sách Trung ương chuyển về qua Kho bạc Nhà nước, phải thực hiện đúng nội dung, mục đích và đối tượng của các khoản chi; đúng định mức, tiêu chuẩn chi tiêu, đúng các chính sách, chế độ và nguyên tắc quản lý tài chính - ngân sách của Nhà nước hiện hành.
3/ Cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước Địa phương các cấp phải mở tài khoản và các tiểu khoản, mở sổ sách kế toán để hạch toán, theo dõi riêng các khoản kinh phí uỷ quyền của Trung ương chuyển cho Địa phương. Không được sử dụng nguồn kinh phí uỷ quyền của khoản chi này để cấp phát, chi tiêu cho các khoản chi khác, hoặc dùng nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương để đưa vào cân đối Ngân sách của Địa phương.
4/ Các khoản kinh phí uỷ quyền của Trung ương còn lại đến cuối ngày 31/12 không sử dụng hết, Sở Tài chính - Vật giá và Kho bạc Nhà nước các cấp phải thực hiện đúng các biện pháp xử lý của Bộ Tài chính (tuỳ theo tình hình cụ thể) sẽ quy định tại Thông tư (hoặc Công văn) hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán cuối năm và quyết toán thu, chi Ngân sách Nhà nước hàng năm.
5/ Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với đơn vị Kho bạc Nhà nước (nơi quản lý tài khoản kinh phí uỷ quyền) tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí do NSTW uỷ quyền.
II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1/ Căn cứ các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đề ra và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và ngân sách hàng năm; Các Bộ, các Ngành và UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, Ngành và Địa phương mình quản lý tiến hành xây dựng và tổng hợp kế hoạch các khoản chi của NSTW sẽ uỷ quyền cho Địa phương theo đúng các nội dung, thời gian quy định và mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành; số dự kiến phân bổ cho từng Địa phương gửi cơ quan Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đồng cấp xem xét. Căn cứ vào khả năng của Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm tính toán tổng hợp vào dự toán Ngân sách Nhà nước trình Quốc hội thông qua.
2/ Sau khi dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm đã được duyệt và Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu kế hoạch ngân sách cho các Bộ, các Ngành và các Địa phương các khoản chi thuộc nguồn vốn của Ngân sách Trung ương đảm nhiệm do các Bộ, Ngành quản lý trước khi chuyển về các Địa phương và uỷ quyền cho Sở Tài chính - Vật giá các Tỉnh, Thành phố cấp phát, quản lý phải được sự nhất trí của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các Bộ, các Ngành chủ quản mới được thực hiện.
3/ Các khoản kinh phí của Ngân sách Trung ương uỷ quyền cho Sở Tài chính các Địa phương, Bộ Tài chính căn cứ vào kế hoạch năm được duyệt và thoả thuận với các Bộ, Ngành chủ quản phân bổ theo từng quý và chuyển về cho các Địa phương vào một tài khoản tiền gửi riêng tại Kho bạc Nhà nước các Tỉnh, Thành phố (do Cục Kho bạc Nhà nước quy định và hướng dẫn) bằng lệnh chi tiền theo chương 99A, Loại, Khoản, Hạng, Mục tương ứng của mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành, theo nguyên tắc sau đây:
a/ Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên như tiền lương hưu, các khoản phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng chính sách xã hội; kinh phí hoạt động của bộ máy kiểm lâm, kinh tế mới; định canh - định cư; trợ cấp khó khăn (nếu có) ....., Bộ Tài chính sẽ chuyển kinh phí Địa phương mỗi tháng một lần theo kế hoạch quý được duyệt ngay từ đầu tháng.
b/ Đối với các khoản chi như: đầu tư XDCB định canh - định cư, các vùng kinh tế mới; vốn động viên, kinh phí chống xuống cấp cơ sở làm việc của các ngành; trùng tu các di tích lịch sử; sự nghiệp lâm nghiệp ... Bộ Tài chính sẽ chuyển kinh phí về cho Địa phương theo tiến độ thực hiện kế hoạch khối lượng và tiến độ thực hiện kế hoạch chi cả năm được duyệt.
Các Địa phương khi cấp phát vốn cho các khoản chi nói trên, phải thực hiện theo đúng Nghị định 385/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý vốn đầu tư XDCB.
c/ Đối với các khoản chi theo dự án như : giảm biên chế khu vực hành chính sự nghiệp theo Quyết định số 111/HĐBT, giải quyết lao động trong các xí nghiệp quốc doanh giải thể theo Quyết định 315/HĐBT, kinh phí cho các trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm; bỏ trồng cây thuốc phiện .... Bộ Tài chính sẽ chuyển kinh phí về cho các Địa phương theo các dự án và phương án sau khi được cấp có thẩm quyền xét duyệt chính thức theo quy định của Chính phủ.
4/ Sau khi nhận được các khoản kinh phí uỷ quyền của Trung ương chuyển về, Sở Tài chính - Vật giá và Kho bạc Nhà nước các Tỉnh, Thành phố cấp phát và chi trả kịp thời cho các cơ quan, đơn vị theo kế hoạch các khoản chi được duyệt. Đồng thời, Sở Tài chính - Vật giá chủ động phối hợp với đơn vị Kho bạc Nhà nước tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với các đơn vị trong việc sử dụng kinh phí uỷ quyền của Trung ương. Trường hợp phát hiện việc sử dụng kinh phí không đúng mục đích, không đúng chế độ chi tiêu, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước quy định, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá các Địa phương có quyền ra lệnh xuất toán các khoản chi đó để thu hồi kinh phí về cho NSTW và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ chủ quản biết và báo cáo UBND Tỉnh, Thành phố (đối với các đơn vị thuộc Địa phương quản lý) để có biện pháp xử lý.
5/ Các cơ quan đơn vị, các tổ chức kinh tế phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tốt các nguồn kinh phí uỷ quyền của Ngân sách Trung ương đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả; phải lập kế hoạch chi hàng quý (chia ra tháng) để làm căn cứ cho cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước Địa phương cấp phát và quản lý kinh phí. Sau mỗi quý phải báo cáo quyết toán tình hình sử dụng kinh phí quý trước gửi Sở Tài chính - Vật giá Tỉnh, Thành phố chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau. Đơn vị nào gửi báo cáo quyết toán không đúng thời gian quy định trên đây, cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước chỉ cấp phát, chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương của các đối tượng thuộc các đơn vị quản lý. Các khoản chi khác (ngoài lương) sẽ tạm hoãn cấp phát một phần hoặc toàn bộ cho đến khi nào nhận được báo cáo quyết toán mới cấp phát tiếp (theo quy định tại Thông tư số 57 TC/NSNN ngày 26/11/1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán NSNN và Chỉ thị số 132/TTg ngày 27/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý thu chi NSNN).
6/ Công tác kế toán và quyết toán các khoản chi bằng kinh phí uỷ quyền của Ngân sách Trung ương tại các cơ quan, đơn vị và Sở Tài chính - Vật giá các Tỉnh, Thành phố phải thực hiện theo đúng các quy định tại Pháp lệnh kế toán - thống kê của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 10/5/1988; Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành điều lệ tổ chức kế toán; Quyết định số 257 TC/CĐKT ngày 01/6/1990 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính - sự nghiệp ; Quyết định số 478 TC/KBNN ngày 19/11/1992 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ; Thông tư số 15TC/HCVX ngày 19/5/1992 của Bộ Tài chính quy định việc xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị HCSN và Thông tư số 29-TT/LB ngày 27/7/1990 của Liên Bộ Tài chính- Lao động thương binh và xã hội quy định báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền chi trả lương hưu và trợ cấp TBXH.... Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ xung thêm một số vấn đề cụ thể sau đây:
a) Các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán theo dõi và quyết toán các khoản kinh phí của ngân sách Trung ương đã sử dụng hàng quý và năm theo đúng quy định tại các văn bản nói trên.Báo cáo quyết toán hàng năm gửi cơ quan chủ quản cấp trên và gửi Sở Tài chính-Vật giá tỉnh, thành phố phải tổng hợp theo Chương, Loại, Khoản, Hạng, Mục của mục lục NSNN hiện hành và phân tích chi tiết các nguồn kinh phí năm trước chuyển sang; số kinh phí được cấp phát trong năm; số kinh phí thực rút trong năm tại Kho bạc nhà nước; các nguồn kinh phí khác (nếu có); tổng kinh phí đã thực chi trong năm; số kinh phí thực quyết toán; số kinh phí còn lại chuyển sang năm sau (bao gồm số kinh phí còn lại trên tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước, kinh phí bằng tiền mặt và giá trị vật tư, hàng hoá còn lại tại đơn vị). Phải có xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi quản lý tài khoản kinh phí uỷ quyền của NSTW.
Các Bộ, các ngành chủ quản sau khi nhận được báo cáo quyết toán năm của các đơn vị thuộc Bộ, ngành mình quản lý gửi đến phải kiểm tra xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán toàn bộ các khoản chi bằng nguồn kinh phí uỷ quyền thuộc Bộ, ngành mình quản lý trong cả nước theo Chương, Loại, Khoản, Hạng, Mục của mục lục NSNN gửi Bộ Tài chính chậm nhất ngày 31 tháng 3 năm sau để xem xét tổng hợp vào tổng quyết toán NSNN trình Chính phủ và Quốc hội thông qua..
b) Sở Tài chính - Vật giá các Tỉnh, Thành phố khi nhận được giấy báo có các khoản kinh phí uỷ quyền của Trung ương chuyển về, lập chứng từ kế toán hạch toán như sau :
- Ghi Nợ tài khoản 1.08 “ tiền gửi NSTW “
- Ghi Có tài khoản 2.06 “ kinh phí NSTW gửi “
- Khi cấp phát kinh phí uỷ quyền cho các đơn vị , Sở Tài chính lập uỷ nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi kinh phí uỷ quyền tại Chi cục KBNN để cấp cho các đơn vị, Sau khi nhận được giấy báo nợ của KBNN đồng cấp, cơ quan Tài chính lập chứng từ ghi sổ kế toán như sau :
Nợ TK 2.06 “ kinh phí NSTW gửi “
Có TK 1.08 “ tiền gửi NSTW “
Cuối năm, Sở Tài chính - Vật giá các địa phương phải chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán tình hình cấp phát các khoản kinh phí uỷ quyền của NSTW chuyển về, lên bảng cân đối tài khoản kinh phí uỷ quyền, tổng hợp từng khoản chi kinh phí uỷ quyền ; Số kinh phí còn lại năm trước chuyển sang ( bao gồm số kinh phí còn lại ở các đơn vị, số kinh phí còn trên tài khoản tiền gửi tại KBNN); tổng số kinh phí Bộ Tài chính đã chuyển về trong năm; số kinh phí còn lại đến 31 tháng 12 của năm quyết toán ( bao gồm số kinh phí còn lại ở các đơn vị, số kinh phí còn lại tại KBNN).Báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền phải lập riêng gửi về Bộ Tài chính chậm nhất ngày 31/01 năm sau kèm theo xác nhận của KBNN Tỉnh,Thành phố về tổng số kinh phí đã nhận, tổng số kinh phí đã rút trong năm, số dư tài khoản kinh phí uỷ quyền đến cuối ngày 31 tháng 12.
III/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký, các Bộ, các ngành, các địa phương và cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng những hướng dẫn và quy định trong Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn hoặc có những vấn đề gì chưa rõ phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: | KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Quyết định 596/1997/TC-QĐ-TCĐN về Quy chế cấp phát đối với một số nhiệm vụ chi bằng ngoại tệ thuộc ngân sách Trung ương do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2015 về phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương năm 2015 (Đợt 2) do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư 330/2016/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên của công ty lâm nghiệp phải tạm dừng khai thác theo Quyết định 2242/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 25-HĐBT năm 1989 Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 315-HĐBT năm 1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 385-HĐBT năm 1990 sửa đổi thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 232-CP năm 1981
- 4Quyết định 111-HĐBT năm 1991 về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 132-TTg năm 1993 về tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 596/1997/TC-QĐ-TCĐN về Quy chế cấp phát đối với một số nhiệm vụ chi bằng ngoại tệ thuộc ngân sách Trung ương do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 7Thông tư liên bộ 29/TT-LB năm 1990 hướng dẫn tạm thời cấp phát và quản lý các khoản lương hưu, trợ cấp thương binh xã hội do Bộ Tài chính - Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 8Thông tư 15-TC/HCVX năm 1992 hướng dẫn xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ tài chính ban hành
- 9Quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2015 về phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương năm 2015 (Đợt 2) do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 10Thông tư 330/2016/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên của công ty lâm nghiệp phải tạm dừng khai thác theo Quyết định 2242/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 80-TC/NSNN năm 1993 về hướng dẫn cấp phát và quản lý khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách trung ương chuyển về cho các địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 80-TC/NSNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/09/1993
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phan Văn Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/1993
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định