Chương 2 Thông tư 77/2015/TT-BGTVT Quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Điều 4. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
1. Yêu cầu hành khách đi tàu phải có vé hợp lệ.
2. Kiểm tra hành lý trước khi mang vào trong ga và lên tàu. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính an toàn, có quyền yêu cầu hành khách mở hành lý mang theo để kiểm tra.
3. Được quyền từ chối vận chuyển hành khách trong các trường hợp sau đây:
a) Mang các hành lý vượt quá số lượng, trọng lượng, kích thước và các hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu theo quy định tại
b) Trẻ em từ 06 tuổi trở xuống, trường hợp không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,15 mét mà không có người lớn đi kèm;
c) Người say rượu; người mất trí; người có bệnh truyền nhiễm; người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu (trừ trường hợp có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn);
d) Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của doanh nghiệp, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các hành khách khác hoặc có những hành vi không bảo đảm an toàn trong hành trình.
Điều 5. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
1. Cung cấp dịch vụ đảm bảo an toàn, thuận tiện, thông suốt, đúng giờ.
2. Thông báo và niêm yết công khai các quy định có liên quan đến vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các bảng chỉ dẫn đặt tại các ga để hành khách hiểu rõ và áp dụng.
3. Ngoài việc bố trí các nhân viên và lắp đặt các trang thiết bị tại các ga đường sắt đô thị, trên tàu theo đúng quy định của pháp luật, doanh nghiệp còn phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Bố trí lực lượng chuyên trách được trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ thích hợp để làm nhiệm vụ bảo vệ, kiểm tra an ninh hành khách, hành lý vào ga, lên tàu để đảm bảo an toàn, trật tự, an ninh trên tàu, dưới ga;
b) Thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của hành khách về chất lượng phục vụ của doanh nghiệp;
c) Lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn cho hành khách tại lối lên, xuống, cửa thoát hiểm; các toa tàu phải được lắp đặt loa phát thanh, bảng chỉ dẫn hành trình tuyến, bản đồ mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
d) Niêm yết và công bố công khai danh mục các loại hành lý cấm mang theo người vào ga, lên tàu.
4. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự và hỗ trợ hành khách là người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai vào ga, lên tàu, xuống tàu, ra ga thuận lợi.
5. Hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh do lỗi của doanh nghiệp gây ra làm thiệt hại về sức khỏe và tài sản của hành khách.
6. Quy định việc bảo quản, lưu trữ và trả lại hành lý của hành khách để quên trên tàu, dưới ga.
7. Xây dựng và công bố công khai tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải để hành khách đi tàu biết.
8. Các quy định của doanh nghiệp về vận tải hành khách, hành lý phải phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải được công bố công khai.
9. Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra về việc thực hiện các quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị.
Điều 6. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh đường sắt đô thị
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm cho hành khách (phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách).
2. Vé hành khách là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3. Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 7. Quyền của hành khách đi tàu đường sắt đô thị
1. Được phục vụ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đã công bố.
2. Trong các trường hợp dưới đây, được quyền từ chối đi tàu và yêu cầu doanh nghiệp trả lại tiền vé theo quy định tại
a) Doanh nghiệp vi phạm quy định về an toàn vận hành tàu có thể gây nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe; làm hư hỏng, mất mát hành lý.
b) Doanh nghiệp vận hành tàu chậm quá “5 phút” so với biểu đồ chạy tàu mà không có thông báo trước với hành khách.
3. Được bồi thường thiệt hại do lỗi kỹ thuật của doanh nghiệp gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của hành khách.
Điều 8. Trách nhiệm của hành khách đi tàu đường sắt đô thị
1. Mua vé theo đúng quy định của doanh nghiệp và giữ vé đến nhà ga cuối cùng của hành trình; xuất trình đầy đủ vé hợp lệ, giấy tờ hợp lệ cho doanh nghiệp khi có yêu cầu kiểm tra khi ra, vào ga, trên tàu.
2. Khi mua vé nhầm hoặc thiếu so với quy định, hành khách có trách nhiệm báo lại cho doanh nghiệp để đổi lại vé đúng lịch trình hoặc nộp đủ số tiền vé của hành trình theo quy định của doanh nghiệp.
3. Tuân thủ quy định, nội quy của doanh nghiệp, các chỉ dẫn trong ga, trên tàu và sự chỉ dẫn của nhân viên phục vụ tại nhà ga; trẻ em từ 06 tuổi trở xuống, trường hợp không xác định được độ tuổi mà có chiều cao dưới 1,15 mét thì phải có người lớn đi kèm.
Thông tư 77/2015/TT-BGTVT Quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 77/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1219 đến số 1220
- Ngày hiệu lực: 01/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 5. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 6. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 7. Quyền của hành khách đi tàu đường sắt đô thị
- Điều 8. Trách nhiệm của hành khách đi tàu đường sắt đô thị
- Điều 9. Quy định về những hành vi vi phạm tại ga và trên tàu
- Điều 10. Hành lý được phép mang theo người vào ga, lên tàu
- Điều 11. Hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu
- Điều 12. Bảo quản và kiểm tra hành lý mang theo người
- Điều 13. Hạn chế hoặc tạm ngừng vận chuyển
- Điều 14. Quy định về vé hành khách
- Điều 15. Các loại vé và giá vé
- Điều 16. Bán vé
- Điều 17. Trả lại vé
- Điều 18. Miễn giảm giá vé
- Điều 19. Soát vé
- Điều 20. Xử lý khi hành khách vào ga không có vé hoặc vé không hợp lệ
- Điều 21. Xử lý trong trường hợp mang hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu
- Điều 22. Xử lý khi tạm dừng vận hành tàu vì thiên tai và những lý do bất khả kháng khác
- Điều 23. Xử lý trong trường hợp phá hoại gây ảnh hưởng đến hoạt động vận hành tàu