Điều 22 Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 22. Lập hồ sơ ban đầu vụ tai nạn
1. Hồ sơ vụ tai nạn do cơ quan công an có thẩm quyền lập. Cùng với việc bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị nạn, báo tin tai nạn, lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn phải có nghĩa vụ báo cáo chính xác tình hình hiện trường với Trung tâm điều hành vận tải đường sắt đô thị.
2. Báo cáo vụ tai nạn do lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn lập, bao gồm:
a) Biên bản vụ tai nạn (theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo của nhân viên đường sắt đô thị có liên quan (theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Biên bản bàn giao nạn nhân, tài sản và các giấy tờ có liên quan.
3. Báo cáo vụ tai nạn được gửi cho các cơ quan có thẩm quyền như sau:
a) 01 bộ gửi cho cơ quan công an cấp quận, huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị trong vòng 12 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra;
b) 01 bộ gửi cho Sở Giao thông vận tải;
c) 01 bộ gửi cho doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị.
Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 74/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1219 đến số 1220
- Ngày hiệu lực: 10/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt đô thị
- Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 7. Phân loại theo tính chất của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra
- Điều 9. Trách nhiệm của lái tàu, nhân viên hỗ trợ an toàn và nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 10. Trách nhiệm của nhân viên điều độ chạy tàu khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị
- Điều 12. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn
- Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động giao thông đường sắt đô thị
- Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
- Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến đường sắt đô thị hoạt động