Hệ thống pháp luật

Điều 11 Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Điều 11. Đo Lưới cơ sở cấp 1

1. Lưới cơ sở cấp 1 được đo bằng công nghệ GNSS tĩnh. Máy thu tín hiệu vệ tinh sử dụng đo lưới cơ sở cấp 1 là loại máy thu được trị đo Code và trị đo Phase, một hoặc đa tần số, có sai số danh định đo cạnh ≤10mm+1mm.D (D là chiều dài cạnh đo, tính bằng km). Thời gian thu tín hiệu vệ tinh chung của 2 máy tại một cạnh không ít hơn 90 phút với máy thu 1 tần số và 60 phút với những máy thu tín hiệu vệ tinh 2 tần số trở lên.

2. Số vệ tinh tối thiểu trong thời gian đo là 4 vệ tinh; giá trị PDOP tối đa là 4; giãn cách thu tín hiệu vệ tinh (Epoch) của các máy thu phải cùng giá trị (thông thường sử dụng giá trị 15 giây, 5 giây, 1 giây); góc ngưỡng thu tín hiệu là 15°.

3. Khi sử dụng máy thu tín hiệu vệ tinh loại 1 tần số thì chiều dài cạnh đo không quá 15km. Không hạn chế khoảng cách đo với máy 2 tần số trở lên. Trường hợp đặc biệt ca đo có cạnh dài hơn nhiều lần cạnh trung bình của lưới phải tăng thời gian đo thêm 20 phút cho mỗi 10km vượt quá chiều dài cạnh trung bình.

4. Ăng ten máy thu tín hiệu vệ tinh phải được đặt cố định, chắc chắn, tâm thu ăn ten phải dọi chính xác vào tâm mốc với sai số cho phép ≤ 2mm; chiều cao ăng ten được đo 2 lần trước và sau ca đo bằng thước thép, đọc số đến milimet.

5. Thông số trạm đo phải được thu thập chính xác, ghi bằng bút mực vào sổ đo GNSS tại thực địa bao gồm: ngày đo, thời gian đo, số máy, số hiệu điểm, loại ăng ten, kiểu đo ăng ten, sơ đồ điểm đo, thời tiết, người đo và các thông tin đặc biệt khác nếu có. Quy cách chi tiết về số đo GNSS tuân thủ quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

6. Tên tệp dữ liệu (file) đo phụ thuộc vào loại máy thu tín hiệu vệ tinh nhưng phải biên tập để tên tệp bao gồm các thông tin cơ bản: số hiệu điểm đo, ngày trong năm (day of year), thứ tự ca đo trong ngày (session number). Số liệu đo gốc phải được tổ chức, lưu trữ trong máy tính rõ ràng, đầy đủ, an toàn, thuận tiện cho việc khai thác, kiểm tra các cấp.

7. Sau khi kết thúc việc đo lưới ở thực địa, phải giao nộp số liệu đo, sổ đo và các tài liệu có liên quan sau:

a) Số liệu GNSS giao nộp để tính toán và lưu trữ;

b) Sổ đo GNSS thực địa;

c) Bảng thống kê số liệu đo được biên tập cho từng ca dạng in trên giấy và dạng số (theo khuôn dạng của phần mềm văn bản Microsoft Office Excel);

d) Sơ đồ thi công đo lưới tọa độ ở thực địa in trên giấy và ở dạng số (theo khuôn dạng tệp đồ họa *.dgn hoặc *.dxf, *.dwg) trong đó phân biệt rõ các ca đo.

Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 68/2015/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/12/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: 29/01/2016
  • Số công báo: Từ số 131 đến số 132
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH