Điều 23 Thông tư 68/2012/TT-BTC quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân do Bộ Tài chính ban hành
1. Phát hành hồ sơ mời thầu:
a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới thời điểm trước khi đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển (trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu rộng rãi với mức giá bán theo quy định. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu;
Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định hiện hành về đấu thầu.
2. Chuẩn bị, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu: Thực hiện theo quy định tại các
Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:
a) Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu.
b) Đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi đã qua bước sơ tuyển, tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận sự thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu.
3. Mở thầu
a) Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu.
b) Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:
- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu.
- Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:
Tên nhà thầu;
Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);
Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);
Các thông tin khác liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện các nhà thầu, và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
Thông tư 68/2012/TT-BTC quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 68/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/04/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 377 đến số 378
- Ngày hiệu lực: 15/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng áp dụng
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp
- Điều 4. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản
- Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản
- Điều 9. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
- Điều 10. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 11. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 16. Tổ chức đấu thầu
- Điều 17. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 18. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 19. Đàm phán, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
- Điều 21. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 22. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản
- Điều 23. Tổ chức đấu thầu
- Điều 24. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 25. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
- Điều 26. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 27. Đối tượng áp dụng
- Điều 28. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1
- Điều 29. Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1
- Điều 30. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2
- Điều 31. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 33. Mua sắm trực tiếp
- Điều 34. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm tài sản
- Điều 35. Tự thực hiện:
- Điều 36. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt