Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 6669-PL

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1957

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TÍNH LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP KHU VỰC CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN ĐI CÔNG TÁC

Kính gửi:

- Các Bộ
- Các cơ quan Trung ương
- Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh

Vì quan niệm về việc tăng lương theo tỉ lệ và phụ cấp khu vực không thống nhất, vì Thông tư số 30-PQC ngày 28 tháng 9 năm 1956 của Bộ Nội vụ về phụ cấp khu vực và Thông tư số 21-TT/LB ngày 15 tháng 11 năm 1956 của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính – Lao động về việc tăng lương có điểm khác nhau, nên cách tính lương và phụ cấp khu vực cho cán bộ, công nhân viên đi công tác mỗi nơi một khác.

Để việc áp dụng được thống nhất, Bộ Nội vụ đã trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Lao động và có ý kiến như sau:

I. – Lương cơ bản cộng với khoản tăng theo tỉ lệ và phụ cấp khu vực thành ra tiền lương cho từng khu vực.

Hiện nay có những mức tăng lương và tỉ lệ phụ cấp khu vực như sau:

1. Mức tăng lương:

a) 12% cho Hà nội, khu mỏ Hòn gai, Cát bà, Cát hải.

b) 8% cho Hải-phòng, Đồ sơn, Khu tự trị Thái mèo và tỉnh Lào cai.

c) 5% cho các địa phương khác.

2. Phụ cấp khu vực:

a) Khu vực Hà nội: trước quy định là 5,8% tính tròn là 6%.

b) Khu vực miền Núi:

Khu vực 1: 20%

Khu vực 2: 13%

Khu vực 3: 6%

Như vậy, lương của một cán bộ bậc 13 thang lương 17 bậc (gồm có lương cơ bản cộng với khoản tăng theo tỉ lệ và phụ cấp khu vực ở các địa phương ) thành tiền như sau:

Hà nội 33.800đ + = 39.884 đ

Hon gay

Cát bà 33.800đ + = 37.856 đ

Cát hải

Hải-phòng

Đồ sơn 33.800đ + = 36.504 đ

- Khu tự trị Thái mèo và tỉnh Lào cai:

Khu vực 1 33.800đ + = 43.264 đ

Khu vực 2 33.800đ + = 40.898đ

Khu vực 3 33.800đ + = 38.532 đ

- Các địa phương miền núi khác có phụ cấp khu vực:

Khu vực 1 33.800đ + = 42.250 đ

Khu vực 2 33.800đ + = 39.884đ

Khu vực 3 33.800đ + = 37.518 đ

- Các địa phương khác chỉ có 5% tăng lương:

33.800đ + = 35.490 đ

Khi tính lương cho cán bộ, công nhân viên đi công tác từ địa phương này đến địa phương khác không tách rời tỷ lệ tăng lương và phụ cấp khu vực mà phải cộng lại để so sánh và tính chênh lệch.

Sau đây là cách tính:

A. – ĐI CÔNG TÁC TẠM THỜI

1. - Từ nơi mức lương tăng và phụ cấp khu vực thấp đến nơi mức lương tăng và phụ cấp khu vực cao:

- Thời gian ở lại công tác dưới 10 ngày vẫn giữ nguyên không tính theo nơi cao.

Thí dụ: Một cán bộ của Ủy ban hành chính tỉnh Thái nguyên nơi chỉ có tăng lương 5% đi công tác đến huyện Định hóa, nơi phụ cấp khu vực 2 thời gian 7, 8 ngày rồi lại về cơ quan Ủy ban hành chính tỉnh hội ý công tác một vài ngày, xong rồi lại đến huyện Định hóa hoặc đến huyện Võ nhai, nơi phụ cấp khu vực 2 công tác 8 ngày rồi lại về; như vậy thì lương vẫn lĩnh như ở cơ quan tỉnh. Cần chú ý là không cộng ngày của các chuyến đi công tác để tính thành tổng số ngày mà tính cho lĩnh tiền chênh lệch.

- Thời gian ở lại công tác liên tục từ 10 ngày đến 20 ngày được tính bằng nửa tháng để hưởng mức tăng lương và phụ cấp khu vực nơi cao.

- Thời gian ở lại công tác từ 21 ngày đến 30 ngày được tính bằng một tháng để hưởng mức lương tăng và phụ cấp khu vực theo nơi cao, trên 1 tháng ở lại công tác thêm ngày nào được hưởng thêm ngày ấy.

Thí dụ: Một cán bộ bậc 13 thang lương 17 bậc ở Hà nội đi công tác ở tỉnh Lào cai (khu vực 1 cộng 8% tăng lương) được lĩnh tiền chênh lệch như sau:

1 tháng: 43.264đ – 39.884đ = 3.380 đ

1/ 2 tháng: = 1.690 đ

1 tháng: 6 ngày: 3.380đ + = 4.056 đ

2. - Trừ nơi mức lương tăng và phụ cấp khu vực cao đến nơi mức lương tăng và phụ cấp khu vực thấp:

- Nếu ở lại công tác dưới 3 tháng thì vẫn lĩnh mức lương tăng và phụ cấp khu vực nơi cao.

- Nếu ở lại công tác từ 3 tháng trở lên thì lĩnh mức lương tăng và phụ cấp khu vực nơi thấp bắt đầu từ tháng thứ tư.

Thí dụ: Một cán bộ bậc 13 thang lương 17 bậc ở Hà nội đi công tác ở Nam định:

3 tháng đầu lĩnh như ở Hà nội: 39.884đ

Tháng thứ tư lĩnh như cán bộ ở Nam định: 35.490đ.

Chú ý: Điểm này thi hành như trên là theo Thông tư 21-TT/LB ngày 15 tháng 11 năm 1956 của Liên bộ chứ không theo điều 4 Thông tư 30/PQC ngày 28-9-1956 của Bộ Nội vụ nữa.

3. – Đi công tác qua các nơi có phụ cấp cao, thấp khác nhau:

Cách tính là cộng thời gian công tác các nơi có phụ cấp khu vực và lương tăng, và căn cứ vào nơi nào người cán bộ ấy lưu lại công tác nhiều ngày nhất thì lấy mức lương và phụ cấp khu vực nơi đó mà tính.

Thí dụ: Một cán bộ ở tại Văn phòng UBHC tỉnh Thái nguyên đi công tác đến huyện Phú lương (khu vực 3) 7 ngày rồi đi tiếp đến huyện Định hóa (khu vực 2) 15 ngày, sẽ được hưởng cả tháng với tỉ lệ tăng nơi khu vực 2. (Thời gian công tác 2 nơi kể trên 22 ngày, mà ở Định hóa là lâu hơn hết).

B. – THUYÊN CHUYỂN CÔNG TÁC HAY DI CHUYỂN CƠ QUAN

Trường hợp này thì kể từ ngày đi cho hưởng ngay mức lương tăng và phụ cấp khu vực theo địa phương mới tới.

Thí dụ: Một cán bộ thuộc biên chế cơ quan Trung ương điều động về nhận công tác hẳn ở Nam định thì kể từ ngày rời cơ quan ở Hà nội không lĩnh lương theo khu vực Hà nội nữa (tức là lương cơ bản cộng với 18%) mà lĩnh lương theo khu vực Nam định (tức là lương cơ bản cộng với 5%).

- Cơ quan đóng ở địa điểm Hà nội dời đi địa phương khác thì hưởng lương theo địa phương ấy - xuống Hải-phòng thì hưởng theo Hải-phòng, xuống Nam định thì hưởng theo Nam định ngay từ ngày dời Hà nội.

II. Riêng đối với các đoàn thăm dò địa chất thuộc Bộ Công nghiệp, đoàn khảo sát cầu đường thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện, đội điều tra rừng thuộc Bộ Nông lâm theo Nghị định số 58-NĐ/LB ngày 30-4-1956 được hưởng phụ cấp khu vực ở những nơi đến công tác.

Như vậy khoản phụ cấp đặc biệt này thay thế cho phụ cấp khu vực miền núi, nhưng vì nó có tính chất bình quân áp dụng chung cho tất cả các địa phương nên phải theo cách tính sau đây:

a) Đến công tác ở nơi nào thì hưởng mức lương tăng của nơi đó và phụ cấp đặc biệt (không kể nơi đó có phụ cấp khu vực miền núi hay không ).

- Nơi tăng lương 12% thì lĩnh: 20 + 12% = 32%.

- Nơi tăng lương 8% thì lĩnh: 20 + 8 = 28%.

- Nơi tăng lương 5% thì lĩnh: 20 + 5 = 25% trên số lương cơ bản.

b) Trở về trung du và đồng bằng sau khi đã hết nhiệm vụ, hoặc tạm thời được điều động về trung du hay đồng bằng công tác hay nghỉ bồi dưỡng sức khỏe trong một thời gian tính như sau:

- Thời gian một tháng trở xuống vẫn lĩnh lương theo nơi cũ.

- Thời gian trên một tháng thì tháng đầu vẫn lĩnh lương nơi cũ và bắt đầu từ tháng thứ hai thì lĩnh lương theo nơi mới về công tác hay nghỉ.

Thí dụ: Một cán bộ thăm dò địa chất ở Lào cai thì được hưởng lương cơ bản cộng với 28% (20% phụ cấp đặc biệt và 8% lương tăng); nếu về Hà nội nghỉ bồi dưỡng sức khỏe hay làm công tác trong 2 tháng từ 10-10-1957 đến 10-12-1957 thì tháng đầu từ 10-10-1957 đến 10-11-1957 vẫn lĩnh 28%; từ tháng thứ hai từ 11-11-1957 đến 10-12-1957 lĩnh 18% của Hà nội.

Những cán bộ công nhân viên khác không thuộc các đoàn nói trên nếu có đi công tác với các đoàn ấy thì vẫn lĩnh lương và phụ cấp khu vực tính như điểm I trong công văn này.

Đối với những trường hợp đi công tác trước đây đã tính lương và phụ cấp khu vực không giống với điểm I và điểm II trong công văn này thì nay không đặt vấn đề tính lại để truy lĩnh hoặc truy hoàn; từ nay các cơ quan và địa phương thi hành như trên để được thống nhất.

Đối với cán bộ, công nhân viên trong biên chế (còn lĩnh lương) yếu, mệt, đau, ốm đi nằm chữa bệnh ở Hải-phòng, Hồng quảng, Thái bình, vv… hoặc các địa phương về nằm chữa bệnh ở Hà nội cũng đều áp dụng theo công văn này.

Trên đây, Bộ Nội vụ dựa vào tinh thần Nghị định 58-NĐ/LB ngày 30-4-1956, Thông tư 21-TT/LB ngày 15-11-1956 của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính – Lao động và Thông tư 30-PQC ngày 28-9-1956 của Bộ Nội vụ để nói rõ về cách tính lương và phụ cấp khu vực cho cán bộ, công nhân viên đi công tác và các đoàn thăm dò địa chất, khảo sát cầu đường, điều tra rừng, còn các điểm khác vẫn thi hành theo Nghị định và Thông tư trên.

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
PHÓ GIÁM ĐỐC VỤ CÁN BỘ




Vũ Công Phụ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 6669-PL năm 1957 về việc tính lương và phụ cấp khu vực cho cán bộ công nhân viên đi công tác do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 6669-PL
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/11/1957
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Vũ Công Phụ
  • Ngày công báo: 29/01/1958
  • Số công báo: Số 3
  • Ngày hiệu lực: 07/12/1957
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản