Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20-IĐ-LĐ-TC

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 1956

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH PHỤ CẤP KHU VỰC CHO MỘT SỐ XÍ NGHIỆP VÀ CÔNG TRƯỜNG, NÔNG LÂM TRƯỜNG Ở MIỀN RỪNG NÚI

Ngày 27-6-1956, Liên Bộ Nội vụ - Lao động –Tài chính đã ban hành nghị định số 93-LB quy định một số khu vực hành chính ở miền rừng núi được phụ cấp khu vực.

Nay Liên Bộ nhận thấy tình hình các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp ở sâu trong vùng rừng núi hẻo lánh hoặc các thung lũng, điều kiện khí hậu, sinh hoạt và công tác có nhiều nơi khó khăn gian khổ hơn các khu vực hành chính. Nhiều công trường đường sắt và giao thông tuy nằm trên hai đại điểm hưởng phụ cấp khu vực khác nhau nhưng đều chịu chung một mức sinh hoạt như nhau vì đều do công trường quản trị, tiếp phẩm. Nên cần quy định phụ cấp khu vực riêng mới hợp lý vì :

- Có những xí nghiệp, nông lâm trường ở vào nơi khí hậu độc, hẻo lánh cần được phụ cấp cao hơn khu vực hành chính.

- Có những khu vực hành chính không được phụ cấp khu vực mà xí nghiệp, nông lâm trường cần được phụ cấp.

Như vậy mới tăng thêm điều kiện vật chất để đảm bảo sức khỏe của công nhân làm cho công nhân an tâm đẩy mạnh sản xuất.

Căn cứ vào tinh thần nghị định 93-LB và theo đề nghị của các Bộ Công nghiệp, Nông lâm, Giao thông Bưu điện, Kiến trúc Thủy lợi và Cục quân giới, Liên Bộ quy định thêm một số cơ sở công nghiệp, nông lâm nghiệp và công trường sau đây được hưởng phụ cấp khu vực:

1. – Khu vực 1 : gồm có :

- Khu rừng Khe-nà, Khe-phan, Khe-choang, Bu-chè (thuộc chi nhánh Lâm khẩu Nghệ an ).

- Khu rừng Rào-mác, Rào-qua, Sông-con, Sâm-sốt (thuộc chi nhánh Lâm khẩn Hà tĩnh).

- Khu rừng Yên-cát, Hoa-quy, Mang-môi, Đông-mua (thuộc chi nhánh Lâm khẩn Thanh hóa).

- Mỏ phốt-phát Khe-nét (huyện Tuyên hóa, Quảng bình).

- Mỏ pirite Lang-chánh (ở Ban cốc, huyện Lang chánh, Thanh hóa).

- Mỏ sắt Yvonne ở Trại cau (huyện Đồng hỷ, Thái nguyên ).

- Mỏ phốt-phát Lang-hit (huyện Võ nhai, Thái nguyên).

- Mỏ phốt-phát Đồng lai (huyện Hữu lũng, Lạng sơn ).

- Khu mỏ và công trường Tinh-túc, Tà xa, Ta ngân (huyện Nguyên bình Cao bằng).

- Mỏ Pia-oác (huyện Nguyên bình, Cao bằng).

- Mỏ chì Tú lệ (châu Văn-chấn, Khu tự trị Thái -Mèo).

- Mỏ chì Bản thi (huyện Chợ đồn, Bắc cạn).

- Đoạn đường sắt từ ga Mâu-A đến ga Làng (qua huyện Trấn-yên, Văn-bàn đến giáp châu Bảo thắng trên đường Yên bái-Lào cai).

- Công trường Giao thông III (thuộc châu Bình hổ và Mường lay, Khu tự trị Thái -Mèo).

- Trại chăn nuôi Khe-đên (Cao bằng).

Được phụ cấp bằng 20% lương bản thân.

2. – Khu vực 2 :gồm có :

- Khu rừng Cai-hiếu, Cốt-còi, Đồn-vàng (thuộc chi nhánh Lâm khẩn Bắc giang).

- Khu rừng Lung-lô thuộc chi nhánh Lâm khẩn Lung-lô (châu Văn-chấn, Khu tự trị Thái -Mèo).

- Bản Pim-cương và Cua-phe-choang (thuộc chi nhánh Lâm khẩn Nghệ an- Hà tĩnh).

- Mỏ phôt-phát Phú-lệ (huyện Hương khê, Hà tĩnh).

- Mỏ than Làng-cầm (huyện Đại-từ, Thái nguyên).

- Z.62, Z.63 và kho K.1 (Cục quân giới).

- Khu vực Bà Triệu (nông trừơng Đồng-hiêu, Nghệ an).

- Nông trường Sông-bôi (huyện Lạc-thủy, Hòa bình).

- Công trường Giao thông 217 (giữa Quan hoa và Bá thước, Thanh hóa).

- Công trường Giao thông 13 (thuộc Sơn động, Hữu lũng, Lục ngạn, Bắc giang).

- Công trường Da Chùa rông (Đồng giao, Ninh bình).

- Công trường Đồng giao (Ninh bình).

Được phụ cấp 13% lương bản thân.

3) Khu vực 3 : gồm có :

- Khu rừng Bến sung (chi nhánh Lâm khẩn Thanh hóa).

- Nông trường Thạch ngọc (Thạch hà, Hà tĩnh ).

- Nông trường Phú quỳ (Quảng ninh, Quảng bình).

- Nông trường Đông hiếu và Tây hiếu (trừ khu vực Bà Triệu).

- Xưởng 250 B của nông trường (huyện Nghĩa đàn- Nghệ an).

- Nông trường Sông con (trừ khu vực Vực rộng) Nghĩa đàn, Nghê an .

- Nông trường Vân du (huyện Thạch thành, Thanh hóa).

- Nông trường Yên mỹ (trù khu vực Ngọc trâm, Chợ trâu) Nông cống Thanh hóa.

- Nông trường Phúc do (huyện Cẩm thủy, Thanh hóa).

- Khu vực 2, 3, 4 của nông trường My cai, huyện Nông cống.

- Nông trường Sông lô (huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên quang).

- Mỏ Chromite Cố định (huyện Nông cống, Thanh hóa).

- Mỏ phốt phát Tam phát.

- Xưởng Z.65 của Cục quân giới.

- Mỏ than Mạo khê (huyệ Đông triều, Quảng yên).

- Nông trường Bố hạ (huyện Yên thế, Bắc giang).

- Công trường kiến thiết cơ bản điện Uông bi.

- Đòan đường sắt từ ga chợ Ghềnh đến Bỉm sơn (Ninh bình).

Được phụ cấp bằng 6 % lương bản thân.

Các khu vực quy định trên lấy phạm vi hoạt động hiện tại của các công, nông lâm trường, xí nghiệp, khu mỏ làm giới hạn, khi nào có sự thay đổi sang khu vực khác sẽ quyết định lại.

Các cán bộ, công nhân viên ở các cơ sở được phụ cấp khu vực trên được lĩnh từ 1-10-1956.

Cách thức tính phụ cấp khu vực, đã quy định trong Thông tư số 30-PQC ngày 28-9-1956 của Bộ Nội vụ và công văn số 2.244-IĐ-TT ngày 17-9-1956 của Bộ lao động.

Còn các lao động người địa phương mà công trường hay nông trường mượn làm công nhật có tính chất thời vụ, ít ngày như gặt hái trong mùa mưa, làm lán trại v.v…thì các ngành sẽ tùy theo tình hình cụ thể của địa phương (khí hậu, yêu cầu công tác cần thiết, giá sinh hoạt đắt đỏ v.v…) để đạt một mức lương thích đáng chứ không áp dụng phụ cấp khu vực.

Những xí nghiệp, nông lâm trường, công trường nào ở vùng rừng núi, khí hậu xấu, hòan cảnh sinh hoạt khó khăn mà chưa được phụ cấp, đề nghị các Bộ, các ngành phản ảnh cụ thể về Liên Bộ Lao động, Tài chính để quy định thêm.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH




Lê Văn Hiến

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG




Nguyễn Văn Tạo

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 20-IĐ-LĐ-TC năm 1956 quy định phụ cấp khu vực cho một số xí nghiệp và công trường, nông lâm trường ở miền rừng núi do Bộ Lao động và Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 20-IĐ-LĐ-TC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/11/1956
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động, Bộ Tài chính
  • Người ký: Lê Văn Hiến, Nguyễn Văn Tạo
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 38
  • Ngày hiệu lực: 21/11/1956
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản