Hệ thống pháp luật

Chương 7 Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Chương VII

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ GỐC

Điều 26. Biên vẽ bản đồ từ tài liệu cũ

1. Các khu vực biển đã có bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập, qua đánh giá độ chính xác, tính đầy đủ, mức độ biến động địa hình, địa vật không nhiều thì không nhất thiết phải đo vẽ mới khu vực biển đó. Tiến hành biên vẽ diện tích phần biển đã có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn về tỷ lệ 1:5000 theo nguyên tắc chung trong biên vẽ bản đồ địa hình phần đất liền.

2. Các khu vực trên phần đất liền, trên phần đảo đã có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập thì thực hiện việc lấy bỏ tổng hợp các yếu tố địa vật, địa hình theo nguyên tắc chung trong biên vẽ bản đồ địa hình phần đất liền.

3. Trường hợp không đo vẽ được phần đất liền, phần đảo theo quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 4 Thông tư này thì được biên vẽ phần địa hình, địa vật trên phần đất liền, trên phần đảo từ bản đồ địa hình, từ hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn bản đồ cần thành lập. Trong TKKT - DT phải nêu cụ thể phương án kỹ thuật (mức độ cập nhật bổ sung sự biến động các địa vật, việc định vị diện tích các đảo, xác định đường bờ nước).

Điều 27. Biểu thị các yếu tố địa hình, địa vật trên phần đất liền, trên phần đảo

Việc biểu thị các yếu tố địa hình, địa vật trên phần đất liền, trên phần đảo tuân thủ các quy định hiện hành trong đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình cùng tỷ lệ phần đất liền.

Điều 28. Biểu thị các yếu tố địa hình, địa vật trên phần biển

1. Việc thành lập bản đồ gốc đối với bản đồ địa hình đáy biển được thực hiện theo quy định chung đối với bản đồ địa hình phần đất liền và Quy định kỹ thuật số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000, 1:25 000, 1:50 000 và 1:100 000 ban hành kèm theo Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.

2. Việc ghép nối phần diện tích bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 với bản đồ địa hình trên phần đất liền hoặc trên phần đảo tỷ lệ 1:5000 được thực hiện tiếp biên theo quy định chung đối với bản đồ địa hình phần đất liền.

3. Tên và ghi chú của các yếu tố nội dung bản đồ địa hình đáy biển đã ghi trong sổ nhật ký đo được đưa vào bản đồ theo toạ độ và thể hiện bằng ký hiệu tương ứng.

4. Nội dung các nhóm, lớp của bản đồ địa hình đáy biển được điều chỉnh so với nội dung các nhóm lớp của bản đồ bản đồ địa hình phần đất liền như sau:

a) Nhóm lớp địa hình được bổ sung, sửa đổi các lớp sau:

Phông chữ

Lớp

Code

Nội dung

Số ký hiệu

Lực nét

Tên ký hiệu, kiểu đường

Màu

Tên phông

Số hiệu phông

Cỡ chữ (độ cao/độ rộng)

Ghi chú

32

Đường đẳng sâu cái

159

4

10

33

Ghi chú đường đẳng sâu cái

159

0

10

196

11/11

35

Đường đẳng sâu cơ bản

159

1

10

46

Nét chỉ dốc

1

10

Ln=5

38

Đường đẳng sâu nửa khoảng sâu đều

0

10

45

Chấm điểm độ sâu thường

DCAOTH

10

Cell

47

Chấm điểm độ sâu lớn nhất

DCKC

10

Cell

34

Ghi chú điểm độ sâu thường

159

0

10

214

8.0/8.0

47

Ghi chú điểm độ sâu lớn nhất

0

10

Univcdb

215

12/12

48

Ghi chú chất đáy

0

10

vnarial

180

8.0/8.0

b) Nhóm lớp giao thông được bổ sung các lớp sau:

Phông chữ

Lớp

Code

Nội dung

Số ký hiệu

Lực nét

Tên ký hiệu, kiểu đường

Màu

Tên phông

Số hiệu phông

Cỡ chữ (độ cao/độ rộng)

Ghi chú

55

Xác tàu đắm

1

TAUDAM

10

Cell

c) Nhóm lớp thủy hệ được bỏ các lớp sau:

- Lớp 5 (đường đẳng sâu);

- Lớp 6 (ghi chú đường đẳng sâu).

5. Độ cao đường bờ nước, đường mép nước trên bản đồ địa hình đáy biển được xác định như sau:

a) Trường hợp đường bờ nước, đường mép nước được xác định trong quá trình đo ngoại nghiệp thì độ cao các đường này lấy theo trị đo ngoại nghiệp;

b) Trường hợp đường bờ nước, đường mép nước đã được xác định trên bản đồ địa hình phần đất liền hoặc phần đảo tỷ lệ 1:5000 thì độ cao của các đường này lấy theo độ cao của bản đồ địa hình trên phần đất liền hoặc trên phần đảo.

6. Trong quá trình thành lập bản đồ gốc số, nếu gặp những đối tượng cần biểu thị trên bản đồ, nhưng chưa được nêu trong Ký hiệu 1:5000 và Thông tư này thì đơn vị thi công chủ động đề xuất ký hiệu biểu thị và phải nêu rõ trong Báo cáo tổng kết kỹ thuật và Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình sản phẩm và Báo cáo nghiệm thu của cấp có thẩm quyền.

Điều 29. Lý lịch bản đồ

1. Đơn vị thi công ở ngoại nghiệp phải điền đầy đủ các thông tin có liên quan đến quá trình đo ở ngoại nghiệp vào tệp lý lịch bản đồ theo quy định.

2. Đơn vị thi công ở nội nghiệp tiếp nhận tệp lý lịch bản đồ từ đơn vị thi công ngoại nghiệp và có nhiệm vụ điền thêm đầy đủ các thông tin có liên quan đến quá trình biên vẽ, thành lập bản đồ gốc số ở nội nghiệp.

3. Mẫu lý lịch bản đồ gốc dạng số theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 63/2017/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/12/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: 16/01/2018
  • Số công báo: Từ số 45 đến số 46
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH