Điều 8 Thông tư 56/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 8. Trình tự, cách thức thực hiện
1. Lập Hồ sơ phương tiện
Xe cơ giới kiểm định lần đầu, nếu có đủ giấy tờ theo quy định tại
2. Kiểm định tại dây chuyền kiểm định
c) Xe cơ giới kiểm định đạt tiêu chuẩn, Đơn vị đăng kiểm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Trả Giấy chứng nhận; Hóa đơn thu phí đăng kiểm, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cho chủ xe và dán Tem kiểm định cho phương tiện.
Nếu xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định, nếu đạt thì chỉ dán Tem kiểm định và cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận cho chủ xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Khi chủ xe xuất trình giấy đăng ký xe thì Đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận.
d) Xe cơ giới kiểm định có kết quả không đạt, Đơn vị đăng kiểm thông báo hạng mục kiểm tra không đạt của xe cho chủ xe biết để sửa chữa, khắc phục để kiểm định lại, đồng thời thông báo phương tiện không đạt trên Chương trình Quản lý kiểm định.
3. Kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm
a) Chủ xe có văn bản đề nghị nêu rõ lý do kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định gửi Đơn vị đăng kiểm.
b) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét theo đề nghị của chủ xe, nếu đúng đối tượng và đủ điều kiện đường thử thì trong vòng 5 ngày làm việc gửi văn bản đề nghị kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới về Cục Đăng kiểm Việt Nam qua đường bưu điện.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, xem xét hồ sơ, trong vòng 5 ngày làm việc có văn bản hướng dẫn gửi Đơn vị đăng kiểm để kiểm định.
d) Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm định xe cơ giới và thực hiện các quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều này.
4. Ghi nhận bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện khi xe cơ giới có thay đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật.
Chủ xe đưa xe cơ giới cùng các giấy tờ theo quy định tại
a) Trường hợp xe cơ giới đến Đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện: Đơn vị đăng kiểm kiểm tra giấy tờ và đối chiếu với Chương trình Quản lý kiểm định, nếu đầy đủ, họp lệ thì ghi nhận bổ sung, sửa đổi vào Hồ sơ phương tiện, Chương trình Quản lý kiểm định và thực hiện kiểm định theo quy định; nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại.
b) Trường hợp xe cơ giới đến Đơn vị đăng kiểm không quản lý Hồ sơ phương tiện:
- Đơn vị đăng kiểm kiểm tra giấy tờ và đối chiếu với Chương trình Quản lý kiểm định. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì kiểm định và nhập yêu cầu bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện vào Chương trình Quản lý kiểm định, đồng thời gửi giấy tờ liên quan đến nội dung bổ sung, thay đổi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện và lưu Bản sao vào Hồ sơ kiểm định.
- Đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện kiểm tra giấy tờ và yêu cầu bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện trên Chương trình quản lý kiểm định. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì chấp nhận bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện và lưu giấy tờ vào Hồ sơ phương tiện. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì yêu cầu Đơn vị đăng kiểm đã kiểm định sửa chữa khắc phục.
Thông tư 56/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm định xe cơ giới
- Điều 5. Giấy tờ cần thiết khi xe vào kiểm định
- Điều 6. Nội dung kiểm định
- Điều 7. Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định
- Điều 8. Trình tự, cách thức thực hiện