Điều 7 Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Tiến hành đăng ký lưu giữ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Cung cấp thông tin về thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu khi cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản yêu cầu và phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương về những dấu hiệu bất thường của loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
3. Lập hồ sơ theo dõi biến động của thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu, quản lý.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, hàng năm cho cơ quan quản lý chuyên ngành. Nội dung báo cáo: hiện trạng phát triển, tác động đến đa dạng sinh học và các loài bản địa (sinh sản, phát triển, cạnh tranh thức ăn, tấn công các loài bản địa, bị bệnh, chết, các sự cố khác).
5. Chấp hành sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Nghiêm cấm chủ sở hữu tự ý phóng sinh thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường tự nhiên, khu bảo tồn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này.
Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 53/2009/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/08/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 435 đến số 436
- Ngày hiệu lực: 01/10/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều tra và lập danh mục thủy sinh vật ngoại lai
- Điều 4. Tiếp nhận thủy sinh vật ngoại lai
- Điều 5. Xử lý đối với trường hợp thủy sinh vật ngoại lai chết, nhiễm bệnh
- Điều 6. Quản lý loài thủy sinh vật ngoại lai không xâm hại
- Điều 7. Trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc quản lý loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại
- Điều 8. Thủ tục đăng ký lưu giữ thuỷ sinh vật ngoại lai
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản