Điều 5 Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về quản lý, bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về quản lý, bảo trì công trình đường bộ trong phạm vi cả nước;
b) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
c) Kiểm tra các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải nhận ủy thác quản lý quốc lộ trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định của pháp luật và kế hoạch được giao;
d) Kiểm tra các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, pháp luật có liên quan và Thông tư này;
đ) Hàng năm, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do các Cục Quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải báo cáo, báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP;
e) Đình chỉ nhà thầu thi công trên tuyến đường đang khai thác khi phát hiện vi phạm nội dung giấy phép thi công trên đường bộ, vi phạm việc đảm bảo giao thông, an toàn giao thông trên tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
g) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông khẩn cấp trên các tuyến đường thuộc hệ thống đường trung ương trong trường hợp cần thiết;
h) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
k) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải nhận ủy thác quản lý quốc lộ:
a) Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;
b) Lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà thầu bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức giám sát, kiểm tra nhà thầu bảo trì công trình đường bộ thực hiện các nội dung quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo đảm giao thông và bảo vệ môi trường; bảo đảm các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì và quy định của Thông tư này;
c) Tổng hợp và lập báo cáo tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trong phạm vi quản lý;
d) Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 10 tháng 01 hàng năm;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
e) Thực hiện quyền, trách nhiệm trong quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định của Thông tư này, quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với hệ thống đường địa phương:
a) Căn cứ quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống đường địa phương; tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật;
c) Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý, gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 10 tháng 01 hàng năm;
d) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì các tuyến đường huyện, đường xã và đường khác trên địa bàn theo quy định cửa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật; hàng năm báo cáo Sở Giao thông vận tải tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Trách nhiệm của các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng, khai thác công trình, quan trắc và các hoạt động khác để bảo trì công trình đường bộ:
a) Thực hiện việc quản lý, bảo dưỡng công trình đường bộ được giao theo quy định của Thông tu này, quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc quy trình bảo trì công trình, quy trình khai thác (đối với các công trình có quy trình khai thác), nội dung quy định trong hợp đồng ký với cơ quan quản lý đường bộ (hoặc chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ) và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Báo cáo cơ quan quản lý đường bộ (hoặc chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ) về tình hình quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ theo quy định của Thông tư này và quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên, quy trình bảo trì và quy định khác có liên quan.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ:
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và đúng quy định của pháp luật;
b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Thông tư này, quy định của pháp luật có liên quan;
c) Định kỳ, đột xuất báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương), Sở Giao thông vận tải (đối với công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương) về tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình do mình quản lý theo quy định của Thông tư này và các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Ngoài việc thực hiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều này, doanh nghiệp dự án BOT, doanh nghiệp dự án khác chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng dự án về việc thực hiện Dự án phù hợp với Giấy chứng nhận đầu tư và các điều kiện thỏa thuận trong Hợp đồng dự án.
7. Chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ đang khai thác:
a) Bảo trì công trình đường bộ kể từ ngày nhận bàn giao để thực hiện dự án;
b) Thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, trực đảm bảo giao thông, tham gia xử lý khi có tai nạn giao thông và sự cố công trình theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Chấp hành việc xử lý, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 52/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 5 đến số 6
- Ngày hiệu lực: 01/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu về quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 4. Nội dung bảo trì công trình đường bộ
- Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 6. Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 7. Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 8. Thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 9. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 10. Quy trình khai thác công trình đường bộ
- Điều 11. Tài liệu phục vụ quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
- Điều 12. Nội dung công tác quản lý công trình đường bộ
- Điều 13. Quản lý, sử dụng bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 14. Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn bảo trì công trình đường bộ
- Điều 15. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ
- Điều 16. Theo dõi, cập nhật tình trạng hư hỏng, xuống cấp công trình đường bộ
- Điều 17. Tổ chức giao thông, trực đảm bảo giao thông, đếm xe và xử lý khi có tai nạn giao thông, xử lý khi có sự cố công trình đường bộ
- Điều 18. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
- Điều 19. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
- Điều 20. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và đánh giá sự an toàn công trình đường bộ
- Điều 21. Quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình đường bộ
- Điều 22. Thực hiện bảo trì đối với công trình đường bộ đang khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì
- Điều 23. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình đường bộ hư hỏng không bảo đảm an toàn cho khai thác, công trình hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 24. Thủ tục chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình đường bộ hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 25. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì và khai thác công trình đường bộ
- Điều 26. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường bộ
- Điều 27. Nguồn kinh phí quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 28. Chi phí bảo trì công trình đường bộ