Điều 23 Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Cơ quan quản lý đường bộ khi phát hiện công trình hoặc bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và các quy định sau:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng công trình;
b) Chỉ đạo, kiểm tra nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình thực hiện các quy định, tại khoản 2 Điều này;
c) Tổ chức sửa chữa khắc phục hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình khi sử dụng, khai thác công trình;
d) Báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan có thẩm quyền;
2. Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình có trách nhiệm:
a) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công trình và thực hiện tuần đường để kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng và báo cáo ngay với cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ;
b) Khi có hư hỏng, xuống cấp về chất lượng ảnh hưởng đến an toàn khai thác, phải thực hiện các công việc: tổ chức trực đảm bảo giao thông, điều tiết giao thông khi cần thiết; thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục các hư hỏng để đảm bảo giao thông; trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan quản lý đường bộ tổ chức cắm biển hạn chế tải trọng, tốc độ phương tiện, thực hiện các biện pháp thích hợp để hạn chế hoặc tạm ngừng khai thác công trình nếu không đảm bảo an toàn;
c) Khi thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc tạm ngừng khai thác công trình công trình đường bộ quy định tại điểm b khoản này, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình có trách nhiệm tham gia thực hiện các biện pháp phân luồng, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông theo sự phân công, chỉ đạo của cơ quan quản lý đường bộ, cảnh sát giao thông và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này; thực hiện hoặc chỉ đạo nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và công trình đường bộ thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc báo cáo về công trình đường bộ có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
5. Trường hợp công trình đường bộ xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
6. Trường hợp công trình đường bộ hết tuổi thọ thiết kế nhưng có nhu cầu tiếp tục sử dụng, cơ quan quản lý đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng tổ chức thực hiện các quy định tại Điều 16 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục sử dụng công trình đường bộ hết tuổi thọ thiết kế theo quy định tại điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 16 và điểm d khoản 2 Điều 26 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 52/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 5 đến số 6
- Ngày hiệu lực: 01/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu về quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 4. Nội dung bảo trì công trình đường bộ
- Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 6. Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 7. Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 8. Thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 9. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 10. Quy trình khai thác công trình đường bộ
- Điều 11. Tài liệu phục vụ quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
- Điều 12. Nội dung công tác quản lý công trình đường bộ
- Điều 13. Quản lý, sử dụng bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 14. Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn bảo trì công trình đường bộ
- Điều 15. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ
- Điều 16. Theo dõi, cập nhật tình trạng hư hỏng, xuống cấp công trình đường bộ
- Điều 17. Tổ chức giao thông, trực đảm bảo giao thông, đếm xe và xử lý khi có tai nạn giao thông, xử lý khi có sự cố công trình đường bộ
- Điều 18. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
- Điều 19. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
- Điều 20. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và đánh giá sự an toàn công trình đường bộ
- Điều 21. Quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình đường bộ
- Điều 22. Thực hiện bảo trì đối với công trình đường bộ đang khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì
- Điều 23. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình đường bộ hư hỏng không bảo đảm an toàn cho khai thác, công trình hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 24. Thủ tục chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình đường bộ hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 25. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì và khai thác công trình đường bộ
- Điều 26. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường bộ
- Điều 27. Nguồn kinh phí quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 28. Chi phí bảo trì công trình đường bộ