- 1Quyết định 156-CP năm 1968 về một số chính sách đối với công tác y tế vùng cao miền núi do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2thông tư liên bộ 13-TT/LB năm 1988 chế độ lương thực đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Tài chính - Y tế ban hành
- 3Quyết định 111-HĐBT năm 1981 sửa đổi chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5-BYT/TT | Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 1989 |
Căn cứ Quyết định số 203-HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 2-TT/LĐTBXH ngày 12-1-1989 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về tiền lương công nhân viên chức hành chính - sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách xã hội.
Căn cứ công văn số 244-TC/HCVX ngày 23-3-1989 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Quyết định số 203-HĐBT về chế độ lương của cán bộ y tế xã.
Bộ Y tế hướng dẫn việc tính lại lương và sinh hoạt phí mới của cán bộ y tế xã, phường, thị trấn như sau:
Điều 2 của Quyết định số 123-HĐBT ngày 19- 8- 1987 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định: "Cán bộ y tế xã có bằng cấp được đào tạo chuyên môn theo chương trình thống nhất của Nhà nước, nhưng chưa tuyển dụng vào biên chế Nhà nước nay được hưởng sinh hoạt phí theo bảng lương cán bộ y tế Nhà nước có cùng trình độ chuyên môn và thâm niên công tác, được hưởng chế độ trợ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ và được mua lương thực, hàng hoá như quy định tại các Quyết định số 156-CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng; được hưởng các chế độ ưu đãi ngành, phụ cấp trách nhiệm, lây nhiễm, độc hại, phụ cấp đi học, các chế độ bảo hiểm xã hội như nghỉ hưu, mất sức, thôi việc, phụ cấp khi ốm đau, sinh đẻ, chết, trợ cấp khó khăn... như đối với cán bộ y tế Nhà nước".
- Điểm 1 và điểm 3 tại Thông tư số 26-TT/LB ngày 28-10-1987 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn Quyết định số 123-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng có quy định:
Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được xếp sinh hoạt phí theo bảng lương D1/5 của cán bộ y tế Nhà nước quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng và "khi Nhà nước có thay đổi về chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc đối với công nhân viên chức Nhà nước thì cũng được áp dụng đối với cán bộ y tế xã". Tại Thông tư số 2-TT/LĐTBXH ngày 12-1-1989 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã quy định: " Cán bộ hưởng lương làm việc ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tính lại lương mới".
Vì vậy, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm các cán bộ y tế thuộc biên chế của y tế huyện tăng cường cho xã), những cán bộ y tế xã vừa được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước, những cán bộ chưa được tuyển dụng và biên chế Nhà nước, đang hưởng lương và sinh hoạt phí theo Quyết định số 123-HĐBT ngày 19-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 26-TT/LB ngày 28-10-1987 của liên Bộ Y tế - Tài chính đều thuộc đối tượng được tính lại lương và sinh hoạt phí mới theo Quyết định số 203-HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Cách tính lại lương mới:
Lương và sinh hoạt phí và các phụ cấp trách nhiệm, lây nhiễm, độc hại, ưu đãi ngành của cán bộ y tế xã được tính lại như sau:
- Lương, sinh hoạt phí theo chức vụ theo bảng lương y tế D1/5 của Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 và Quyết định số 123-HĐBT ngày 19-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng chia cho 220 đồng, nhân với 22.500 đồng.
Ví dụ: ---------------- = 26.182 đồng
220
Các mức cụ thể như sau:
| Mức mới (đ) | Nếu tính theo lương thực quy gạo (kilôgam) |
242 đồng | 24.750 đồng | 49,50 |
256 | 26.182 | 52,36 |
272 | 27.818 | 55,63 |
290 | 29.659 | 59,32 |
310 | 31.705 | 63,41 |
333 | 34.057 | 68,11 |
359 | 36.716 | 73,43 |
390 | 39.886 | 79,77 |
425 | 43.466 | 86,93 |
- Phụ cấp của cán bộ y tế thôn, bản, buôn, làng thuộc các xã vùng cao miền núi, biên giới, hải đảo xa, vùng Tây Nguyên được hưởng bằng một nửa mức của cán bộ y tế xã cùng trình độ chuyên môn do Ngân sách Nhà nước của tỉnh hoặc huyện đài thọ và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể. Phụ cấp của cán bộ y tế thôn, ấp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất ở các xã vùng đồng bằng trung du thì những ngày làm công tác y tế được thực hiện trả công theo loại công lao động khá của địa phương do quỹ sự nghiệp y tế xã, nhân dân đóng góp hoặc hoạt động dịch vụ y - dược trả.
- Các phụ cấp theo tỷ lệ phần trăm lương (5 - 7%) như trách nhiệm, ưu đãi, lây nhiễm, độc hại đều được tính trên lương và sinh hoạt phí mới được tính lại:
Ví dụ: một y sĩ là trưởng trạm có mức lương là 290 đồng, có phụ cấp trách nhiệm là 7%, được tính hưởng phụ cấp như sau: (290 : 220) x 22. 500 đ x 7% = 2.076 đồng).
- Phụ cấp thường trực vẫn thực hiện theo Thông tư số 12- LĐTBXH/ TT ngày 3-8-1988 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, cụ thể là mỗi phiên trực được bồi dưỡng một bữa ăn, theo định lượng sau:
Lương thực 150 gam
Thịt lợn mông sấn 40 gam
Rau xanh 200 gam
Phụ phí khác 20% giá trị của định lượng trên
Hiện nay ở nhiều địa phương đang vận động trả bằng tiền. Lấy định lượng trên tính theo thời giá của giá kinh doanh thương nghiệp để trả phụ cấp: Nếu tính theo thời giá hiện nay thì các mức phụ cấp có: 300 đ - 350 đ - 400 đ - 450 đ... Vì vậy nên tuỳ theo khả năng ngân sách và quỹ sự nghiệp y tế, tình hình giá cả ở mỗi nơi mà trả phụ cấp này cho hợp lý.
Mỗi trạm y tế có 1 suất phụ cấp thường trực. ở những nơi đưa giường bệnh về xã có từ 5 đến 10 giường bệnh và thường xuyên có bệnh nhân và sản phụ nằm điều trị thì có thể bố trí 2 suất thường trực được hưởng phụ cấp.
Vẫn thi hành theo như điểm III Thông tư số 26-TT/LB ngày 28-10-1987 của liên Bộ Y tế - Tài chính. Hiện nay đã có 3/4 số tỉnh, thành phố áp dụng hình thức do ngân sách Nhà nước của tỉnh, huyện trả lương nên vẫn giữ nguyên và tiếp tục thực hiện.
Những nơi tình hình đời sống kinh tế có khó khăn thì thực hiện do ngân sách Nhà nước của tỉnh, huyện trả. Những nơi thực hiện Ngân sách Nhà nước trả 1/2, ngân sách xã trả 1/2 thì nên vận dụng hình thức:
Huyện trả lương và sinh hoạt phí.
Xã trả các khoản như phụ cấp trách nhiệm, ưu đãi, thường trực, lây nhiễm, bán lương thực, bù giá lương thực, trợ cấp người ăn theo (nếu có), chi tiền công tác phí, phụ cấp khi đi học ngắn, dài hạn, phụ cấp cho cán bộ y tế thôn, ấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1989.
Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức đôn đốc việc thực hiện cho hiệu quả và báo cáo kết quả về Bộ Y tế.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu, các huyện, quận, thị xã, xã hết sức quan tâm đến việc thực hiện Quyết định số 123-HĐBT ngày 19-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn trở ngại gì, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết.
Phạm Song (Đã ký) |
- 1Quyết định 156-CP năm 1968 về một số chính sách đối với công tác y tế vùng cao miền núi do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 123-HĐBT năm 1987 sửa đổi chế độ, chính sách đối với Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3thông tư liên bộ 13-TT/LB năm 1988 chế độ lương thực đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Tài chính - Y tế ban hành
- 4Quyết định 203-HĐBT năm 1988 về tiền lương công nhân, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 111-HĐBT năm 1981 sửa đổi chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
Thông tư 5-BYT/TT-1989 hướng dẫn thi hành Quyết định 203-HĐBT-1988 về chế độ lương và sinh hoạt phí của cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 5-BYT/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/04/1989
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Phạm Song
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 01/01/1989
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực