Điều 23 Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
1. Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trường như: Đào tạo, hành chính, quản trị, tổ chức, cán bộ, tổng hợp, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản, kiểm định và bảo đảm chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ được hiệu trưởng giao.
Hiệu trưởng quyết định thành lập các phòng chức năng theo cơ cấu tổ chức của trường đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
2. Phòng chức năng có trưởng phòng và có thể có các phó trưởng phòng. Trưởng phòng, phó trưởng phòng do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định và được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
a) Trưởng phòng phải có trình độ đại học trở lên. Riêng trưởng phòng quản lý đào tạo, khoa học và công nghệ phải có trình độ thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm quản lý, giảng dạy ít nhất 02 năm.
b) Phó trưởng phòng là người giúp trưởng phòng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng phó trưởng phòng tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô đào tạo của trường, được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
3. Nhiệm kỳ của trưởng phòng, phó trưởng phòng là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Độ tuổi khi bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu tiên của trưởng phòng, phó trưởng phòng trường cao đẳng công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ tính đến tháng thực hiện quy trình bổ nhiệm.
Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 46/2016/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/12/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Ngọc Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 15/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Địa vị pháp lý của trường cao đẳng
- Điều 4. Nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng
- Điều 5. Loại hình trường cao đẳng
- Điều 6. Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng
- Điều 7. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ của trường cao đẳng
- Điều 9. Cơ cấu tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng
- Điều 10. Số lượng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường; nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, thư ký hội đồng trường
- Điều 11. Thủ tục thành lập hội đồng trường; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch và các thành viên hội đồng trường
- Điều 12. Hội đồng quản trị
- Điều 13. Thủ tục thành lập hội đồng quản trị
- Điều 14. Đại hội đồng cổ đông
- Điều 15. Hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 16. Thủ tục bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập
- Điều 17. Thủ tục công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục
- Điều 18. Miễn nhiệm, cách chức, không công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 19. Phó hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 20. Hội đồng tư vấn
- Điều 21. Khoa, bộ môn trực thuộc trường
- Điều 22. Bộ môn trực thuộc khoa
- Điều 23. Phòng chức năng
- Điều 24. Các tổ chức nghiên cứu khoa học, công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 25. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội
- Điều 26. Ngành, nghề đào tạo
- Điều 27. Chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 28. Tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo
- Điều 29. Kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp
- Điều 30. Cấp và quản lý bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo
- Điều 31. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và bảo đảm chất lượng đào tạo
- Điều 32. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng trong hoạt động hợp tác quốc tế
- Điều 33. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế
- Điều 34. Giảng viên trong trường cao đẳng
- Điều 35. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên
- Điều 36. Nhiệm vụ và quyền của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
- Điều 37. Việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
- Điều 38. Đánh giá, phân loại giảng viên
- Điều 41. Quản lý và sử dụng tài sản
- Điều 42. Nguồn tài chính
- Điều 43. Nội dung chi
- Điều 44. Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục
- Điều 45. Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp
- Điều 46. Quan hệ giũa nhà trường với gia đình người học
- Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường với xã hội