Hệ thống pháp luật

Chương 5 Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Chương V

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Điều 41. Quản lý và sử dụng tài sản

Trường cao đẳng thực hiện các quy định về nguồn tài chính; giá dịch vụ đào tạo, lệ phí tuyển sinh; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; quản lý và sử dụng tài chính, tài sản theo quy định tại các Điều 28, 29, 30 và 31 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:

1. Trường cao đẳng công lập quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thiết bị, tài sản được Nhà nước giao và những tài sản do trường đầu tư, mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng, cho, tài trợ, viện trợ để bảo đảm các hoạt động đào tạo của trường.

2. Trường cao đẳng tư thục quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai và tài sản nhà nước giao hoặc cho thuê và các tài sản khác thuộc sở hữu của nhà đầu tư để bảo đảm các hoạt động đào tạo của trường.

3. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

4. Hằng năm, trường cao đẳng phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, thống kê và báo cáo định kỳ; công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Nguồn tài chính

1. Nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập: Thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Nguồn thu của trường cao đẳng tư thục

a) Thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo theo quy định của Nhà nước;

b) Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;

c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu;

d) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có);

đ) Nguồn khác: Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Điều 43. Nội dung chi

1. Nội dung chi của trường cao đẳng công lập: Thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Nội dung chi của trường cao đẳng tư thục

a) Chi thường xuyên: Chi cho các hoạt động đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật;

b) Chi không thường xuyên, bao gồm:

Chi thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng.

Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án theo quy định.

Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước.

Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết.

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục

1. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu phần vốn góp của thành viên góp vốn trong trường cao đẳng tư thục được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động, quy chế tài chính nội bộ của trường, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và phải bảo đảm các nguyên tắc chuyển nhượng sau đây:

a) Người có nhu cầu chuyển nhượng thông báo giá và các yêu cầu chuyển nhượng với hội đồng quản trị;

b) Hội đồng quản trị thông báo giá và yêu cầu chuyển nhượng đến các thành viên góp vốn còn lại và công khai với giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động của trường với cùng yêu cầu (nếu có); thông báo phải có giá trị ít nhất 45 ngày;

c) Việc chuyển nhượng thực hiện theo thứ tự: Giữa các thành viên góp vốn của trường theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên; cho giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu các thành viên góp vốn không mua hoặc mua không hết; cho người không phải là thành viên góp vốn và giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động của trường không mua hoặc mua không hết.

2. Việc rút vốn và chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp phải theo quy định của pháp luật, các quy chế của nhà trường và bảo đảm sự ổn định, phát triển của trường cao đẳng tư thục.

3. Trong trường hợp trường bị giải thể, việc xử lý về tài chính, tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật.

Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 46/2016/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/12/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đào Ngọc Dung
  • Ngày công báo: 03/03/2017
  • Số công báo: Từ số 163 đến số 164
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH