Điều 26 Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 26. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đạo đức
1. Hoạt động của Hội đồng đạo đức phải là hoạt động phi lợi nhuận.
2. Hội đồng đạo đức quyết định về nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng một cách thống nhất, rõ ràng và đầy đủ các nguyên tắc đạo đức trong các hướng dẫn quốc tế, hướng dẫn quốc gia và quy định của pháp luật. Những hướng dẫn đạo đức được Hội đồng đạo đức sử dụng để ra quyết định phải được nêu rõ và phổ biến cho các nghiên cứu viên biết.
3. Khi Hội đồng đạo đức cấp quốc gia ủy quyền việc thẩm định nghiên cứu cho Hội đồng đạo đức cấp cơ sở cần bảo đảm rằng Hội đồng đạo đức nhận ủy quyền sử dụng các nguyên tắc đạo đức tương tự để ra quyết định.
4. Hội đồng đạo đức làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập khi thẩm định và ra quyết định.
5. Khi xem xét nghiên cứu liên quan đến nhóm người dễ bị tổn thương phải có sự tham gia của các cá nhân, chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm làm việc với các đối tượng này tham dự cuộc họp của Hội đồng đạo đức hoặc khi đánh giá.
6. Hội đồng đạo đức cần quy định về việc phối hợp và/hoặc tham khảo ý kiến, kết quả thẩm định của Hội đồng đạo đức trong hoặc ngoài nước khác.
7. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng đạo đức có thể mời chuyên gia tư vấn độc lập để cung cấp ý kiến chuyên môn cho Hội đồng đạo đức trên các đề cương, quần thể hoặc chủ đề nghiên cứu cụ thể theo quy định tại
Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 45/2017/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Quang Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung bảo đảm đạo đức y sinh học
- Điều 5. Tính độc lập của Hội đồng đạo đức
- Điều 6. Thẩm quyền thành lập Hội đồng đạo đức
- Điều 7. Tổ chức của Hội đồng đạo đức
- Điều 8. Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức
- Điều 9. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 10. Tiêu chuẩn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng đạo đức
- Điều 11. Bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 12. Thư ký của Hội đồng đạo đức
- Điều 13. Chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức
- Điều 14. Nguồn lực của Hội đồng đạo đức
- Điều 15. Đào tạo cho thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 16. Hồ sơ, thủ tục cấp mã số hoạt động của Hội đồng đạo đức cấp quốc gia
- Điều 17. Hồ sơ, thủ tục cấp mã số hoạt động của Hội đồng đạo đức cấp cơ sở
- Điều 18. Cập nhật thông tin thay đổi của Hội đồng đạo đức
- Điều 19. Chức năng của Hội đồng đạo đức
- Điều 20. Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức
- Điều 21. Quyền của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu
- Điều 22. Quyền của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu viên
- Điều 23. Trách nhiệm của Hội đồng đạo đức
- Điều 24. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 25. Trách nhiệm của thư ký Hội đồng đạo đức
- Điều 26. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đạo đức
- Điều 27. Nguyên tắc làm việc của các thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 28. Hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu gửi Hội đồng đạo đức
- Điều 29. Các tài liệu Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 30. Nội dung Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 31. Thẩm định nghiên cứu theo quy trình rút gọn
- Điều 32. Thẩm định nghiên cứu theo quy trình đầy đủ
- Điều 33. Thông báo về quyết định của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu
- Điều 34. Thẩm định định kỳ nghiên cứu đã được phê duyệt
- Điều 35. Tài liệu và lưu trữ
- Điều 36. Các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức