Điều 12 Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 12. Thư ký của Hội đồng đạo đức
1. Thư ký chuyên môn của Hội đồng đạo đức
a) Số lượng thư ký chuyên môn do Chủ tịch Hội đồng đạo đức đề xuất người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức quyết định đủ để hỗ trợ Hội đồng đạo đức trong việc xem xét và lưu giữ hồ sơ nhiệm vụ của mình. Đối với Hội đồng đạo đức cấp quốc gia tối đa không quá 03 người, đối với Hội đồng đạo đức cấp cơ sở tối đa không quá 02 người.
b) Thư ký chuyên môn là những người trung thực, khách quan, có trình độ đại học về khối ngành sức khỏe, có kiến thức về quản lý khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học, đạo đức trong nghiên cứu y sinh học và được đào tạo đầy đủ để hiểu được trách nhiệm của họ liên quan đến bảo mật hồ sơ của Hội đồng đạo đức. Thành viên Hội đồng đạo đức có thể kiêm nhiệm làm thư ký chuyên môn của Hội đồng đạo đức.
2. Thư ký hành chính của Hội đồng đạo đức
a) Số lượng thư ký hành chính do Chủ tịch Hội đồng đạo đức đề xuất người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức quyết định đủ để hỗ trợ Hội đồng đạo đức trong việc xem xét và lưu giữ hồ sơ theo nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức. Đối với Hội đồng đạo đức cấp quốc gia tối đa không quá 03 người, đối với Hội đồng đạo đức cấp cơ sở tối đa không quá 02 người.
b) Thư ký hành chính là người trung thực, khách quan, có trình độ đại học, có nghiệp vụ về hành chính, văn thư, lưu trữ và được đào tạo đầy đủ để hiểu được trách nhiệm của họ liên quan đến lưu giữ, thu hồi và bảo mật hồ sơ của Hội đồng đạo đức.
Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 45/2017/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Quang Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung bảo đảm đạo đức y sinh học
- Điều 5. Tính độc lập của Hội đồng đạo đức
- Điều 6. Thẩm quyền thành lập Hội đồng đạo đức
- Điều 7. Tổ chức của Hội đồng đạo đức
- Điều 8. Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức
- Điều 9. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 10. Tiêu chuẩn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng đạo đức
- Điều 11. Bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 12. Thư ký của Hội đồng đạo đức
- Điều 13. Chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức
- Điều 14. Nguồn lực của Hội đồng đạo đức
- Điều 15. Đào tạo cho thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 16. Hồ sơ, thủ tục cấp mã số hoạt động của Hội đồng đạo đức cấp quốc gia
- Điều 17. Hồ sơ, thủ tục cấp mã số hoạt động của Hội đồng đạo đức cấp cơ sở
- Điều 18. Cập nhật thông tin thay đổi của Hội đồng đạo đức
- Điều 19. Chức năng của Hội đồng đạo đức
- Điều 20. Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức
- Điều 21. Quyền của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu
- Điều 22. Quyền của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu viên
- Điều 23. Trách nhiệm của Hội đồng đạo đức
- Điều 24. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 25. Trách nhiệm của thư ký Hội đồng đạo đức
- Điều 26. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đạo đức
- Điều 27. Nguyên tắc làm việc của các thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 28. Hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu gửi Hội đồng đạo đức
- Điều 29. Các tài liệu Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 30. Nội dung Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 31. Thẩm định nghiên cứu theo quy trình rút gọn
- Điều 32. Thẩm định nghiên cứu theo quy trình đầy đủ
- Điều 33. Thông báo về quyết định của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu
- Điều 34. Thẩm định định kỳ nghiên cứu đã được phê duyệt
- Điều 35. Tài liệu và lưu trữ
- Điều 36. Các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức