Điều 25 Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 25. Trách nhiệm của thư ký Hội đồng đạo đức
1. Trách nhiệm của thư ký chuyên môn
a) Xác định và đề xuất với Chủ tịch Hội đồng đạo đức những nghiên cứu thuộc trường hợp được thẩm định theo quy trình rút gọn, thẩm định theo quy trình đầy đủ.
b) Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng đạo đức những người nhận xét chính cho mỗi nghiên cứu.
c) Ghi chép trung thực biên bản các buổi họp của Hội đồng đạo đức, chuẩn bị báo cáo hoạt động hằng năm của Hội đồng đạo đức.
d) Theo dõi các nhiệm vụ mà Hội đồng đạo đức yêu cầu các nghiên cứu viên chính thực hiện như báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả, hành động khắc phục, sửa đổi đề cương đã được phê duyệt hoặc phiếu cung cấp thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu.
đ) Phối hợp với thư ký hành chính thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trách nhiệm của thư ký hành chính
a) Thông báo và tư vấn cho các nghiên cứu viên chính, nhà tài trợ và các thành viên mới của Hội đồng đạo đức các quy định, hướng dẫn, quy trình và thủ tục hiện hành. Trong một số trường hợp, thư ký duy trì trang thông tin điện tử bảo đảm tiếp cận công khai thông tin này.
b) Tiếp nhận hồ sơ, xác định và yêu cầu tài liệu còn thiếu trong các hồ sơ và lập hồ sơ hoàn chỉnh để Hội đồng đạo đức thẩm định.
c) Chuẩn bị, sắp xếp việc tổ chức các cuộc họp của Hội đồng đạo đức, bao gồm cả việc gửi các tài liệu có liên quan đến các thành viên, chuyên gia tư vấn độc lập, lên lịch trình các cuộc họp và bảo đảm đủ số thành viên tối thiểu tham gia họp theo quy định.
d) Lưu giữ, sắp xếp, duy trì các hồ sơ, đề cương nghiên cứu và các văn bản, tài liệu liên quan đến thẩm định nghiên cứu, hồ sơ Hội đồng đạo đức giám sát các nghiên cứu theo trình tự để dễ tìm kiếm và tra cứu. Thư ký bảo đảm duy trì tính bảo mật các hồ sơ của Hội đồng đạo đức.
đ) Giữ liên lạc với các thành viên Hội đồng đạo đức và người nộp đơn đề nghị thẩm định.
e) Tạo điều kiện để các thành viên, nhân viên của Hội đồng đạo đức tiếp cận với các tài liệu và các chương trình giáo dục hữu ích.
g) Cập nhật thông tin về thành viên Hội đồng đạo đức, bao gồm tờ khai các xung đột lợi ích của nghiên cứu.
h) Phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch Hội đồng đạo đức chuẩn bị và đệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ngân sách hoạt động của Hội đồng đạo đức.
i) Chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị, rà soát và phát hành các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức.
k) Cập nhật cho Hội đồng đạo đức những vấn đề mới xuất hiện liên quan đến hoạt động của Hội đồng đạo đức.
l) Cung cấp các hỗ trợ hành chính và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng đạo đức phù hợp với trình độ chuyên môn, nhiệm vụ của thư ký.
m) Tuân thủ các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức.
Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 45/2017/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Quang Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung bảo đảm đạo đức y sinh học
- Điều 5. Tính độc lập của Hội đồng đạo đức
- Điều 6. Thẩm quyền thành lập Hội đồng đạo đức
- Điều 7. Tổ chức của Hội đồng đạo đức
- Điều 8. Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức
- Điều 9. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 10. Tiêu chuẩn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng đạo đức
- Điều 11. Bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 12. Thư ký của Hội đồng đạo đức
- Điều 13. Chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức
- Điều 14. Nguồn lực của Hội đồng đạo đức
- Điều 15. Đào tạo cho thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 16. Hồ sơ, thủ tục cấp mã số hoạt động của Hội đồng đạo đức cấp quốc gia
- Điều 17. Hồ sơ, thủ tục cấp mã số hoạt động của Hội đồng đạo đức cấp cơ sở
- Điều 18. Cập nhật thông tin thay đổi của Hội đồng đạo đức
- Điều 19. Chức năng của Hội đồng đạo đức
- Điều 20. Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức
- Điều 21. Quyền của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu
- Điều 22. Quyền của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu viên
- Điều 23. Trách nhiệm của Hội đồng đạo đức
- Điều 24. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 25. Trách nhiệm của thư ký Hội đồng đạo đức
- Điều 26. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đạo đức
- Điều 27. Nguyên tắc làm việc của các thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 28. Hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu gửi Hội đồng đạo đức
- Điều 29. Các tài liệu Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 30. Nội dung Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 31. Thẩm định nghiên cứu theo quy trình rút gọn
- Điều 32. Thẩm định nghiên cứu theo quy trình đầy đủ
- Điều 33. Thông báo về quyết định của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu
- Điều 34. Thẩm định định kỳ nghiên cứu đã được phê duyệt
- Điều 35. Tài liệu và lưu trữ
- Điều 36. Các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức