Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2007/TT-BTC | Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như sau:
I. PHẠM VI, ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG.
1. Phạm vi áp dụng:
Hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam (sau đây viết tắt là nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam) theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác (sau đây viết tắt là hiệp định thương mại).
2. Điều kiện áp dụng:
2.1- Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định cụ thể tại từng Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
2.2- Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện :
(i) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
(ii)Thoả mãn yêu cầu về xuất xứ hàng hoá, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, theo quy định của Bộ Thương mại.
2.3- Hàng hoá nhập khẩu có tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD không phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (sau đây viết tắt là C/O ưu đãi đặc biệt).
3. Nguyên tắc áp dụng.
3.1- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng cho một mặt hàng được xác định theo một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (gồm cả các quyết định sửa đổi, bổ sung nếu có) ban hành biểu thuế nhập ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại, hướng dẫn tại thông tư này và quy định hiện hành khác có liên quan.
3.2- Trường hợp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho từng hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định ban hành thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.
3.3- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tử được thực hiện như sau:
Các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) rời đồng bộ có C/O ưu đãi đặc biệt được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của mặt hàng nguyên chiếc nếu thoả mãn các điều kiện về áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Mục I của Thông tư này. Các chi tiết, linh kiện rời còn lại không có C/O ưu đãi đặc biệt áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường của mặt hàng nguyên chiếc.
Doanh nghiệp phải xuất trình một hoặc nhiều hoá đơn thương mại riêng biệt cho các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) có C/O ưu đãi đặc biệt để đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt được thực hiện tại thời điểm tính thuế theo quy định của của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục quyết toán thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định hiện hành.
Nguyên tắc phân loại linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật hiện hành khác có liên quan.
3.4- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá gia công trong khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước là mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đối với mặt hàng gia công nhập khẩu được quy định trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo từng hiệp định thương mại.
3.5- Trường hợp người khai hải quan chưa nộp được C/O ưu đãi đặc biệt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nhưng hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các điều kiện khác quy định tại Mục I của Thông tư này, thì tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN. Khi người khai hải quan nộp bổ sung C/O ưu đãi đặc biệt hợp lệ theo quy định tại mục II của Thông tư này thì cơ quan hải quan tính lại thuế theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng theo đúng quy định.
3.6- Hàng hoá nhập khẩu có C/O được đóng dấu “FOR CUMULATION PURPOSES ONLY” không được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
3.7- Trường hợp hoá đơn thương mại do bên thứ ba không phải là đối tác ký kết hợp đồng thương mại phát hành thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vẫn được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 mục I Thông tư này.
II. XUẤT XỨ, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ.
1. Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu được cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam cấp. Danh sách các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại các Quyết định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho từng hiệp định thương mại của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Khi người khai hải quan xuất trình C/O giáp lưng do nước thành viên trung gian cấp và hàng hoá đáp ứng quy định tại mục I Thông tư này thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra C/O giáp lưng theo quy trình kiểm tra xuất xứ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
4. C/O cho hàng hoá của khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp C/O.
5. Quy định về việc nộp C/O:
5.1- Thời điểm nộp C/O cho cơ quan Hải quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu. C/O nộp cho cơ quan Hải quan bao gồm 01 bản chính (original) và phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp. Thời hạn giá trị hiệu lực của C/O là 06 tháng kể từ ngày cấp.
Trường hợp người khai hải quan nộp C/O quá thời hạn 30 ngày đã được cho phép chậm nộp, nếu C/O còn hiệu lực và phù hợp với bộ chứng từ, với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (trong trường hợp hàng hoá phải kiểm tra thực tế) thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho lô hàng nhập khẩu, đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp sau đối với đối tượng vi phạm:
a) Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp C/O quá thời hạn cho phép chậm nộp theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan.
b) Đưa vào danh sách doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hải quan.
c) Kiểm tra sau thông quan chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu có C/O ưu đãi đặc biệt.
6. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O thì cơ quan Hải quan xử lý theo trình tự sau:
6.1- Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tạm thu theo mức thuế suất MFN nếu hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất MFN; trường hợp không đủ điều kiện áp dụng thuế suất MFN thì áp dụng thuế suất thông thường.
6.2- Yêu cầu kiểm tra lại C/O:
- Cơ quan Hải quan đưa ra những điểm nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O để yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có), chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam; hoặc :
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu xác nhận (Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành xác minh trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố).
- Tổng cục Hải quan cử đoàn kiểm tra đến nước xuất khẩu để xác minh tính xác thực của C/O.
Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường.
Quy trình và thủ tục yêu cầu kiểm tra lại được thực hiện theo quy định liên quan tại quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
Thời hạn xem xét, chấp nhận C/O không quá 365 ngày kể từ ngày C/O được nộp cho cơ quan Hải quan hoặc kể từ ngày cơ quan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hoá.
III. KHAI HẢI QUAN, KIỂM TRA HẢI QUAN.
1. Nguyên tắc chung:
1.1- Khai hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt phải tuân thủ các quy định hiện hành về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu hiện hành và các quy định tại thông tư này.
1.2- Hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thông tư này chịu sự kiểm tra hải quan theo các quy định của Tổng cục Hải quan.
1.3- Chi cục Hải quan phải bố trí công chức hải quan có đủ trình độ năng lực làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở từng khâu tiếp nhận tờ khai hải quan, kiểm hoá, tính thuế, phúc tập hồ sơ hải quan.
2. Khai hải quan
2.1- Người khai hải quan có trách nhiệm khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí quy định tại tờ khai hải quan; tự xác định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, hoặc đề nghị công chức hải quan được giao nhiệm vụ đảm nhận hướng dẫn áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt hướng dẫn trước khi tiến hành khai hải quan.
2.2- Khi khai thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng, người khai hải quan phải khai rõ thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng theo quyết định nào của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.3- Người khai hải quan phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ chứng minh hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt như C/O, tài liệu chứng minh vận chuyển thẳng...
3. Kiểm tra hải quan
Kiểm tra hải quan đối với hàng hoá được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này, Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do của Bộ Tài chính, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Các quy định về căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế, truy thu thuế, khiếu nại, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật quản lý thuế, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam ban hành để thực hiện điểu ước quốc tế liên quan hoặc do những lý do khác làm thay đổi, ảnh hưởng đến quyền được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành; bãi bỏ thông tư số 14/2006/TT-BTC ngày 28/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN; Thông tư số 16/2004/TT-BTC ngày 10/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện Chương trình thu hoạch sớm theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc; Thông tư số 52/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN-Trung Quốc; Quyết định số 35/2006/QĐ-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho năm 2006 để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN-Trung Quốc.
Những quy định khác về hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 14/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 52/2006/TT-BTC hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 35/2006/QĐ-BTC ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho năm 2006 để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 99/2004/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004-2008 để thực hiện chương trình thu hoạch sớm của của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc
- 5Thông tư 16/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 99/2004/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện chương trình thu hoạch sớm theo Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 8Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 14/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 52/2006/TT-BTC hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 35/2006/QĐ-BTC ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho năm 2006 để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 16/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 99/2004/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện chương trình thu hoạch sớm theo Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 80/2008/QĐ-BTC bãi bỏ điểm b và d, mục 5.2, phần II, Thông tư 45/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 8Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 149/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 2Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 3Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
- 4Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Nghị định 99/2004/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004-2008 để thực hiện chương trình thu hoạch sớm của của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc
- 6Công văn số 4437/TCHQ-GSQL về việc vướng mắc trong thực hiện Thông tư số 45/2007/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
Thông tư 45/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 45/2007/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/05/2007
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trương Chí Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 400 đến số 401
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra