Điều 19 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 19. Quyền hạn của Bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Được trang bị đầy đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phương tiện khác) cần thiết.
2. Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
3. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác kiểm toán nội bộ.
4. Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ.
5. Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
6. Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Người quản lý, Người điều hành có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
7. Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật, hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
9. Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của đơn vị được kiểm toán.
10. Kiểm toán viên nội bộ được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ để có đủ trình độ, năng lực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được giao.
11. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 44/2011/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/12/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 101 đến số 102
- Ngày hiệu lực: 12/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 5. Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 6. Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 7. Đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 8. Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ
- Điều 9. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
- Điều 10. Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
- Điều 11. Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 12. Tổ chức của kiểm toán nội bộ
- Điều 13. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ
- Điều 14. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của kiểm toán nội bộ
- Điều 15. Phạm vi kiểm toán nội bộ
- Điều 16. Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ
- Điều 17. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
- Điều 18. Nhiệm vụ của Bộ phận kiểm toán nội bộ
- Điều 19. Quyền hạn của Bộ phận kiểm toán nội bộ
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ phận kiểm toán nội bộ
- Điều 21. Chính sách kiểm toán nội bộ
- Điều 22. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
- Điều 23. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm
- Điều 24. Phê duyệt chính sách kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ
- Điều 25. Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ
- Điều 26. Báo cáo kiểm toán
- Điều 27. Báo cáo đột xuất
- Điều 28. Báo cáo kiểm toán thường niên
- Điều 29. Lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ
- Điều 30. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
- Điều 31. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 32. Trách nhiệm của Ban kiểm soát
- Điều 33. Trách nhiệm của Trưởng kiểm toán nội bộ
- Điều 34. Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ
- Điều 35. Trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp đối với kiểm toán nội bộ