Chương 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
MẪU CHỨNG CHỈ SƠ CẤP; IN, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THU HỒI, HỦY BỎ CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
1. Chứng chỉ sơ cấp, gồm hai mặt, có kích thước 19cm x 18cm.
2. Mặt trước có nền màu đỏ, có hình Quốc huy, các chữ in trên mặt trước có màu vàng; mặt sau nền màu trắng, hoa văn trống đồng màu vàng nhạt, các chữ in trên mặt sau có màu đen, riêng dòng chữ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP” màu đỏ, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm.
3. Nội dung cụ thể của mẫu chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 29. Mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp
1. Mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp là mẫu chứng chỉ sơ cấp theo quy định tại
2. Nội dung cụ thể của mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 30. In, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp
a) Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp quy định tại các
b) Cơ sở đào tạo sơ cấp gửi công văn kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để đăng ký xác nhận.
Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của cơ sở đào tạo sơ cấp, kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải xác nhận vào từng mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp. Trường hợp không xác nhận, phải có văn bản gửi cơ sở đào tạo sơ cấp, nêu rõ lý do.
Quá thời hạn trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không xác nhận hoặc không có văn bản trả lời, cơ sở đào tạo sơ cấp được quyền in, sử dụng chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã gửi để đăng ký xác nhận.
d) Mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp đã được xác nhận được lưu giữ tại cơ sở đào tạo sơ cấp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để quản lý.
đ) Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã đăng ký xác nhận quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này để sử dụng cấp cho người học.
2. Cấp phát chứng chỉ sơ cấp
a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký và cấp chứng chỉ sơ cấp cho từng người học được công nhận tốt nghiệp quy định tại
b) Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.
c) Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp.
Điều 31. Thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp
1. Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.
b) Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp;
c) Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa;
d) Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.
2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ sơ cấp được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 42/2015/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/10/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Văn Tí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1225 đến số 1226
- Ngày hiệu lực: 05/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
- Điều 5. Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp
- Điều 6. Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 7. Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 8. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
- Điều 9. Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo
- Điều 10. Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
- Điều 11. Quy trình biên soạn giáo trình đào tạo
- Điều 12. Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo
- Điều 13. Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
- Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
- Điều 15. Đối tượng và hình thức tuyển sinh
- Điều 16. Đăng ký học trình độ sơ cấp
- Điều 17. Thời gian hoạt động đào tạo
- Điều 18. Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo
- Điều 19. Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo
- Điều 20. Nghỉ học tạm thời
- Điều 21. Buộc thôi học, tự thôi học
- Điều 22. Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp
- Điều 23. Đánh giá, công nhận kết quả học tập
- Điều 24. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
- Điều 25. Kiểm tra kết thúc mô - đun
- Điều 26. Kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học (dưới đây gọi là thi kết thúc khóa học)
- Điều 27. Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp