Chương 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
Cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ quy mô tuyển sinh đã được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp hàng năm của đơn vị mình.
2. Kế hoạch tuyển sinh
a) Trên cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh quy định tại Khoản 1 Điều này; căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhu cầu của người học và kết quả tuyển sinh đào tạo trong năm, trước ngày 31 tháng 10 hằng năm cơ sở đào tạo sơ cấp xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình độ sơ cấp cho năm sau của cơ sở mình, gồm: số lượng, nghề đào tạo, đối tượng, thời gian, địa bàn tuyển sinh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có).
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các Bộ, ngành tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc (nếu có) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.
3. Thông báo tuyển sinh
Chậm nhất 03 (ba) tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề; đối tượng tuyển sinh, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển.
Điều 15. Đối tượng và hình thức tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
Điều 16. Đăng ký học trình độ sơ cấp
1. Người học trình độ sơ cấp có thể đăng ký vào học tại một hoặc nhiều cơ sở đào tạo sơ cấp. Người học đăng ký học tại cơ sở đào tạo sơ cấp nào thì nộp hồ sơ đăng ký học tại cơ sở đó.
2. Thủ tục và hồ sơ đăng ký, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển học trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định.
3. Sau khi xem xét đủ điều kiện nhập học, bộ phận phụ trách đào tạo trình người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký quyết định công nhận người đến học là học sinh chính thức, xếp lớp học và cấp thẻ học viên cho từng người.
4. Học sinh nhập học phải được cơ sở đào tạo sơ cấp cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của người học.
5. Các giấy tờ nhập học phải được xếp trong túi đựng hồ sơ của từng học sinh do bộ phận đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp quản lý, lưu giữ.
Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 42/2015/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/10/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Văn Tí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1225 đến số 1226
- Ngày hiệu lực: 05/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
- Điều 5. Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp
- Điều 6. Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 7. Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 8. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
- Điều 9. Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo
- Điều 10. Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
- Điều 11. Quy trình biên soạn giáo trình đào tạo
- Điều 12. Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo
- Điều 13. Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
- Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
- Điều 15. Đối tượng và hình thức tuyển sinh
- Điều 16. Đăng ký học trình độ sơ cấp
- Điều 17. Thời gian hoạt động đào tạo
- Điều 18. Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo
- Điều 19. Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo
- Điều 20. Nghỉ học tạm thời
- Điều 21. Buộc thôi học, tự thôi học
- Điều 22. Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp
- Điều 23. Đánh giá, công nhận kết quả học tập
- Điều 24. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
- Điều 25. Kiểm tra kết thúc mô - đun
- Điều 26. Kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học (dưới đây gọi là thi kết thúc khóa học)
- Điều 27. Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp