- 1Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 2Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 117/2008/QĐ-BNN về quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Thông tư 82/2009/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất Thuỷ sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 3Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2010/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản như sau:
Thông tư này quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện vệ sinh thú y (viết tắt là VSTY) và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
b. Cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung (thâm canh, bán thâm canh);
c. Khu cách ly kiểm dịch động vật thủy sản;
Các cơ sở nêu trên sau đây được gọi chung là Cơ sở.
2. Thông tư này không áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất thủy sản, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp theo quy định tại khoản 2 điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
3. Các cơ sở sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại
Điều 3. Căn cứ kiểm tra, chứng nhận
Các quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Điều 11, 12 Nghị định số 59/2005/ND-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải; QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT: cơ sở sản xuất giống thủy sản – điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường (ban hành kèm theo Thông tư số: 82 /2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các quy định, quy chuẩn Việt Nam hiện hành về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
Điều 4. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y thủy sản
1. Cục Thú y: Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản đối với:
a. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý;
b. Cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia;
c. Cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản;
d. Khu cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh: Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản đối với:
a. Các cơ sở sản xuất, ương nuôi con giống; cơ sở thu gom, kinh doanh giống thủy sản; cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung thuộc địa bàn cơ quan quản lý;
b. Khu cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất, nhập khẩu, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh theo ủy quyền của Cục Thú y.
Các cơ quan trên gọi chung là Cơ quan kiểm tra.
Điều 5. Các hình thức kiểm tra điều kiện VSTY thủy sản
1. Kiểm tra chứng nhận điều kiện VSTY thủy sản: được áp dụng đối với:
a. Cơ sở đăng ký kiểm tra lần đầu;
b. Cơ sở đã được kiểm tra nhưng chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận;
c. Cơ sở đã được kiểm tra, cấp chứng nhận nhưng thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
d. Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi.
2. Kiểm tra định kỳ: được áp dụng 1năm/lần đối với các Cơ sở đã được chứng nhận và còn hiệu lực giấy chứng nhận nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo VSTY thủy sản.
3. Kiểm tra đột xuất: được áp dụng khi Cơ quan kiểm tra phát hiện Cơ sở có những dấu hiệu vi phạm về VSTY thủy sản.
4. Thẩm tra: do cơ quan cấp trên của cơ quan kiểm tra thực hiện trong trường hợp Cơ sở không nhất trí với kết quả đánh giá của Đoàn kiểm tra hoặc khi phát hiện thấy sai phạm trong quá trình kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
Cơ quan thẩm quyền kiểm tra thực hiện việc thu Phí, lệ phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và sử dụng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
Điều 7. Hồ sơ đăng ký kiểm tra điều kiện VSTY
1. Trường hợp đăng ký kiểm tra theo quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 5, chủ cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4, hồ sơ đăng ký bao gồm:
a. Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu tại phụ lục 1);
b. Sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở;
c. Báo cáo tóm tắt về điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của cơ sở (theo hướng dẫn tại phụ lục 2);
d. Quy trình sản xuất (đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản).
2. Trường hợp đăng ký kiểm tra lại (theo quy định tại điểm b, d khoản 1 Điều 5), chủ cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4, hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu tại phụ lục 1);
b. Báo cáo khắc phục sai lỗi về VSTY đã ghi trong biên bản kiểm tra.
3. Trường hợp cơ sở tạm ngừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc trước thời gian hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản ít nhất 15 ngày, chủ cơ sở phải gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu tại phụ lục 1);
b. Báo cáo tóm tắt các thay đổi của cơ sở (nếu có).
1. Trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại
2. Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn thuộc cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm định hồ sơ và đề xuất Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, thẩm tra (sau đây gọi chung là Đoàn kiểm tra) theo quy định tại
3. Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra điều kiện VSTY của Cơ sở.
4. Trường hợp kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất, theo kế hoạch hoặc đề xuất của Phòng chuyên môn, Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra theo quy định tại
5. Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho chủ cơ sở ít nhất 02 ngày trước khi tiến hành kiểm tra tại cơ sở (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại
6. Khi kiểm tra tại cơ sở, Đoàn kiểm tra phải thông báo Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cho Cơ sở và thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại
7. Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Biên bản kiểm tra có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở và đóng dấu của Cơ sở (nếu có).
a. Biên bản được lập thành 2 (hai) bản: 1 (một) bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, 1 (một) bản lưu tại Cơ sở, trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản;
b. Nếu đại diện Cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra thì có quyền ghi kiến nghị, khiếu nại của mình vào cuối biên bản. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm tra.
Điều 9. Thành lập Đoàn kiểm tra
1. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cần nêu rõ:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Phạm vi, nội dung, hình thức và thời gian kiểm tra, thẩm tra;
c) Tên, địa chỉ của Cơ sở được kiểm tra, thẩm tra;
d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;
đ) Trách nhiệm của Cơ sở và Đoàn kiểm tra.
2. Số lượng cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tối thiểu 3 người, bao gồm 01 Trưởng Đoàn kiểm tra là đại diện Lãnh đạo Cơ quan kiểm tra hoặc Lãnh đạo Phòng chuyên môn của cơ quan kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra là cán bộ các phòng chuyên môn của Cơ quan kiểm tra hoặc của các đơn vị khác (nếu có).
Điều 10. Nội dung kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
1. Tại cơ sở:
a. Kiểm tra điều kiện vệ sinh cơ sở theo đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y phù hợp với từng đối tượng quy định tại
b. Kiểm tra cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển;
c. Quy trình hoạt động của cơ sở; năng lực thực tế của cơ sở;
d. Thu mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu về vệ sinh thú y thủy sản.
e. Các giấy tờ khác liên quan đến việc thành lập cơ sở (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; chứng chỉ hoặc bằng cấp chuyên môn của cán bộ kỹ thuật).
2. Trường hợp kiểm tra lại theo quy định tại điểm b, d khoản 1 Điều 5: căn cứ vào kết quả kiểm tra lần đầu, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc khắc phục các sai lỗi tại cơ sở và các nội dung khác theo quy định tại khoản 1 Điều này (nếu cần)
3. Trong thời gian 01 ngày kể từ ngày thu mẫu kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải gửi mẫu kèm theo yêu cầu về các chỉ tiêu cần kiểm tra đến phòng thí nghiệm đủ năng lực. Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận mẫu, phòng thí nghiệm phải trả lời kết quả phân tích cho Đoàn kiểm tra.
1. Trong phạm vi 03 ngày (kể từ ngày nhận kết quả phân tích hoặc kể từ ngày kiểm tra – với trường hợp không thu mẫu), căn cứ vào Biên bản kiểm tra và kết quả phân tích (nếu có), cơ quan kiểm tra phải trả lời kết quả:
a. Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (mẫu phụ lục 3) cho cơ sở và Giấy chứng nhận này có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp;
b. Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan kiểm tra phải có công văn gửi cơ sở yêu cầu khắc phục hoặc xử lý theo quy định tại
c. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về điều kiện vệ sinh thú y theo các quy định hiện hành thì Đoàn kiểm tra lập biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm của Cơ sở.
2. Gia hạn thời gian hiệu lực Giấy chứng nhận (theo quy định tại khoản 3 Điều 7):
a. Đối với cơ sở đã được kiểm tra định kỳ mà thời gian kiểm tra không quá 12 tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận), trong phạm vi 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký gia hạn hợp lệ của cơ sở, căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, cơ quan kiểm tra xem xét cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này;
b. Đối với cơ sở chưa được kiểm tra định kỳ hoặc được kiểm tra định kỳ nhưng thời gian kiểm tra quá 12 tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận), cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra cơ sở theo quy định tại
c. Giấy gia hạn nêu trên có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 12. Đình chỉ hiệu lực chứng nhận
1. Quyết định chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSTY sẽ bị xem xét đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau:
a. Kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất điều kiện đảm bảo VSTY đã kết luận cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo VSTY;
b. Cơ sở từ chối kiểm tra theo quy định trong Quy chế này mà không có lý do chính đáng;
c. Cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm.
2. Đối với các Cơ sở nêu tại Khoản 1, Điều này, Cơ quan kiểm tra ra quyết định đình chỉ hiệu lực chứng nhận. Quyết định đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận được gửi cho Cơ sở bị đình chỉ, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở và lưu hồ sơ của Cơ quan kiểm tra.
3. Nội dung quyết định đình chỉ hiệu lực chứng nhận bao gồm:
a. Tên địa chỉ của Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực chứng nhận;
b. Lý do đình chỉ hiệu lực chứng nhận;
c. Các vi phạm cần khắc phục và thời hạn hoàn thành.
4. Các Cơ sở chưa đủ điều kiện chứng nhận và các Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực chứng nhận nêu tại Điều này sau khi hoàn thành việc khắc phục sai lỗi hoặc vi phạm phải làm thủ tục đăng ký với Cơ quan kiểm tra theo quy định tại
Điều 13. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Trình Bộ Nông nghiệp&PTNT ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y trong sản xuất, kinh doanh thủy sản thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này;
2. Hướng dẫn thống nhất hoạt động kiểm tra, ủy quyền kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và tổ chức kiểm tra, cấp chứng nhận đủ điều kiện VSTY thủy sản cho các cơ sở theo thẩm quyền.
4. Tổ chức tập huấn, đào tạo cho các Cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh về kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
5. Thẩm tra, giám sát việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của các cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thú y thủy sản cấp tỉnh
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở trong địa bàn, phạm vi quản lý.
2. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng nhận cho các cơ sở theo thẩm quyền.
3. Báo cáo hàng quí và đột xuất kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y về Cục Thú y.
4. Tham dự các khóa tập huấn về hướng dẫn kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
5. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở về văn bản pháp quy liên quan đến điều kiện vệ sinh thú y.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ cơ sở
1. Chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan đến vệ sinh thú y thủy sản.
2. Hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra trong việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
3. Nộp phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh Thú y.
4. Thông báo với cơ quan kiểm tra theo quy định tại
Điều 16. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
- 1Công văn 5699/BNN-TC năm 2013 cung cấp danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh, phân phối mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, đăng ký giá và kê khai giá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 3Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 5Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 6Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 117/2008/QĐ-BNN về quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 10Thông tư 82/2009/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất Thuỷ sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Công văn 5699/BNN-TC năm 2013 cung cấp danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh, phân phối mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, đăng ký giá và kê khai giá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 41/2010/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/07/2010
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Diệp Kỉnh Tần
- Ngày công báo: 22/07/2010
- Số công báo: Từ số 410 đến số 411
- Ngày hiệu lực: 19/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực