Điều 21 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Điều 21. Hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm
1. Quy trình thông báo và báo cáo
Yêu cầu nội dung về quy trình thông báo từ khi phát hiện sự cố đến khi thông tin cho lực lượng tham gia ứng cứu và lực lượng chỉ đạo/điều hành công tác ứng cứu, nhân viên/bộ phận hỗ trợ ứng cứu, đối tác, nhà thầu, lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp của các cơ quan chính quyền địa phương theo yêu cầu, các tổ chức ứng cứu quốc tế
2. Thông báo nội bộ
Yêu cầu các nội dung sau:
a) Các hình thức thông báo sự cố đến Chỉ huy ứng cứu khẩn cấp, lực lượng tham gia ứng cứu, các phòng ban/bộ phận, nhân viên hỗ trợ ứng cứu.
b) Nội dung thông báo (mô tả sự cố, loại tình huống khẩn cấp, vị trí và thời gian xảy ra, mức độ thiệt hại/số người bị thương, tình trạng, hành động đã khắc phục, yêu cầu hỗ trợ).
c) Kênh thông tin liên lạc (điện thoại, bộ đàm, âm thanh báo động, fax/email...).
d) Người được ủy quyền thông báo khẩn cấp.
3. Thông báo tình huống khẩn cấp ra bên ngoài
Yêu cầu các nội dung sau:
a) Các quy định về hình thức thông báo, người chịu trách nhiệm hoặc được ủy quyền thông báo.
b) Quy trình và nội dung thông báo cho đơn vị chủ quản, các cơ quan có thẩm quyền liên quan, đối tác, tổ chức hỗ trợ ứng cứu, báo chí/truyền thông, thân nhân người bị nạn...
4. Lập báo cáo sự cố
Yêu cầu nội dung về các quy định về lập và nộp các báo cáo tai nạn/sự cố, các biểu mẫu báo cáo tai nạn/sự cố trong nội bộ, cho đơn vị chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền, cho truyền thông/báo chí...
Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 40/2018/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/10/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1075 đến số 1076
- Ngày hiệu lực: 14/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
- Điều 5. Yêu cầu mô tả tổng quan về Dự án, công trình trong tài liệu quản lý an toàn
- Điều 6. Chính sách và mục tiêu về an toàn
- Điều 7. Tổ chức công tác an toàn, phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn
- Điều 8. Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động
- Điều 9. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường bao gồm các nội dung sau:
- Điều 10. Quản lý nhà thầu
- Điều 11. Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo
- Điều 12. Mức rủi ro được chấp nhận
- Điều 13. Phương pháp luận đánh giá rủi ro
- Điều 14. Nhận diện các mối nguy
- Điều 15. Đánh giá rủi ro định tính
- Điều 16. Đánh giá rủi ro định lượng
- Điều 17. Biện pháp giảm thiểu
- Điều 18. Kết luận và kiến nghị
- Điều 19. Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp
- Điều 20. Tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm trong tình huống khẩn cấp
- Điều 21. Hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm
- Điều 22. Quy trình ứng cứu các tình huống khẩn cấp
- Điều 23. Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp
- Điều 24. Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan
- Điều 25. Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp
- Điều 26. Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn