Điều 19 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Điều 19. Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp
Trên cơ sở đánh giá các mối nguy, xác định tất cả các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Căn cứ vào năng lực, quy mô và độ phức tạp của dự án, công trình để phân loại tình huống khẩn cấp
1. Tình huống khẩn cấp cấp 1: Là tình huống khi sự cố xảy ra với quy mô nhỏ, không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và sự tồn tại của một phần công trình. Tình huống được xử lý, khắc phục bằng nhân lực tại chỗ.
2. Tình huống khẩn cấp cấp 2: Là tình huống khi sự cố xảy ra với quy mô trung bình, có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và sự tồn tại của một phần công trình. Tình huống được xử lý, khắc phục bởi lực lượng ứng cứu của tổ chức dưới sự chỉ huy của Ban chỉ huy ứng phó sự cố khẩn cấp, có thể cần lực lượng ứng cứu của các đơn vị khác và các cơ quan hữu quan địa phương.
3. Tình huống khẩn cấp cấp 3: Là tình huống khi sự cố xảy ra với quy mô lớn, gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng với nhiều người, có khả năng phá hủy công trình và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Tình huống này được xử lý và khắc phục bởi lực lượng chuyên trách quốc gia, các bộ, ngành liên quan và có thể từ lực lượng nước ngoài.
Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 40/2018/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/10/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1075 đến số 1076
- Ngày hiệu lực: 14/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
- Điều 5. Yêu cầu mô tả tổng quan về Dự án, công trình trong tài liệu quản lý an toàn
- Điều 6. Chính sách và mục tiêu về an toàn
- Điều 7. Tổ chức công tác an toàn, phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn
- Điều 8. Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động
- Điều 9. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường bao gồm các nội dung sau:
- Điều 10. Quản lý nhà thầu
- Điều 11. Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo
- Điều 12. Mức rủi ro được chấp nhận
- Điều 13. Phương pháp luận đánh giá rủi ro
- Điều 14. Nhận diện các mối nguy
- Điều 15. Đánh giá rủi ro định tính
- Điều 16. Đánh giá rủi ro định lượng
- Điều 17. Biện pháp giảm thiểu
- Điều 18. Kết luận và kiến nghị
- Điều 19. Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp
- Điều 20. Tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm trong tình huống khẩn cấp
- Điều 21. Hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm
- Điều 22. Quy trình ứng cứu các tình huống khẩn cấp
- Điều 23. Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp
- Điều 24. Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan
- Điều 25. Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp
- Điều 26. Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn