Điều 10 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các tài sản bị tổn thất cần xử lý.
3. Tờ trình và Biên bản của Hội đồng xử lý tổn thất.
4. Ngoài các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, đối với từng khoản tổn thất phải bổ sung các hồ sơ sau:
a) Đối với các khoản nợ (gốc và/hoặc lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xóa nợ đối với từng khoản nợ và đối tượng vay cụ thể;
b) Đối với các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Văn bản chỉ đạo, phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
c) Đối với các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế: Tài liệu chứng minh việc giảm giá của chứng khoán đã đầu tư và các bằng chứng chứng minh việc tổn thất do các nguyên nhân khách quan như đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, phá sản, giải thể...;
d) Đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành:
- Đối với các khoản phải thu của đối tượng là tổ chức:
Trường hợp đối tượng phải thu đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải thể; trường hợp tự giải thể thì phải có thông báo của tổ chức hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập tổ chức đó;
Trường hợp đối tượng phải thu đã ngừng hoạt động và không có khả năng thanh toán: Xác nhận của cơ quan ra quyết định thành lập hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng thanh toán.
- Đối với các khoản phải thu của đối tượng là cá nhân:
Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng phải thu nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ;
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng phải thu còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ;
Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng phải thu đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc đối tượng phải thu không có khả năng thanh toán.
5. Hồ sơ pháp lý có thể bao gồm các bằng chứng bằng văn bản khác, nếu bằng chứng đó có thể chứng minh được hoặc làm rõ hơn về mức độ tổn thất của tài sản.
Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 39/2013/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 155 đến số 156
- Ngày hiệu lực: 01/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro
- Điều 4. Thời điểm xác định, trích lập và hạch toán dự phòng rủi ro
- Điều 5. Thẩm quyền xử lý tổn thất bằng khoản dự phòng rủi ro
- Điều 6. Phân loại tài sản có rủi ro
- Điều 7. Phương pháp xác định số dự phòng rủi ro cần phải trích lập
- Điều 8. Trình tự xác định, trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính
- Điều 9. Các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý
- Điều 10. Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất
- Điều 11. Trình tự xử lý tổn thất
- Điều 12. Thành phần Hội đồng xử lý tổn thất
- Điều 13. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý tổn thất
- Điều 14. Quản lý các khoản tổn thất sau khi đã được xử lý