Chương 3 Thông tư 37/2022/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA
1. Đề nghị cấp C/O phải do nhà xuất khẩu hoặc người được nhà xuất khẩu ủy quyền nộp cho cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại
2. Trường hợp hàng hóa đã được kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu, kết quả của việc kiểm tra, xác minh xuất xứ này được xem là bằng chứng hỗ trợ xác định xuất xứ của hàng hóa sau này. Kết quả kiểm tra, xác minh được xem xét lại định kỳ hoặc khi cần thiết. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu có thể không áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ do bản chất của chúng.
1. C/O được làm trên khổ giấy A4, theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. C/O của các nước ASEAN bao gồm một bản gốc và hai bản sao. C/O của Nhật Bản chỉ bao gồm một bản gốc.
3. C/O mang số tham chiếu riêng của mỗi cơ quan, tổ chức cấp C/O.
4. Trường hợp có hóa đơn của nước thứ ba, hóa đơn này phải được thể hiện trên C/O, cùng với những thông tin khác như tên và địa chỉ của người phát hành hóa đơn.
5. Nhà xuất khẩu cam kết đối với những khai báo trên C/O tại Ô số 11 đối với C/O của các nước ASEAN và Ô số 10 đối với C/O của Nhật Bản. Chữ ký của nhà xuất khẩu có thể là chữ ký bằng tay hoặc chữ ký điện tử.
6. Chữ ký trên C/O của cán bộ có thẩm quyền cấp C/O thuộc cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu có thể là chữ ký bằng tay hoặc chữ ký điện tử.
7. C/O bản gốc do nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp các nước ASEAN, cơ quan, tổ chức cấp C/O và nhà xuất khẩu lưu trữ bản sao C/O.
8. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu chấp nhận một C/O có thể hiện hai hay nhiều hóa đơn cấp cho cùng một chuyến hàng.
9. Nhiều mặt hàng được khai báo trên một C/O với điều kiện mỗi mặt hàng đó phải có xuất xứ.
10. Trường hợp có nhiều mặt hàng được khai báo trên một C/O, vướng mắc đối với một hoặc một số mặt hàng không làm ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc hưởng ưu đãi thuế quan và các thủ tục thông quan đối với những mặt hàng còn lại trên C/O đó.
1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp C/O theo đề nghị bằng văn bản của nhà xuất khẩu hoặc người được nhà xuất khẩu ủy quyền.
2. Mỗi nước thành viên phải thông báo danh sách bao gồm tên, địa chỉ, mẫu chữ ký và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O cho tất cả các nước thành viên khác.
3. C/O có chữ ký không được đăng ký trong danh sách nêu tại khoản 2 Điều này không có giá trị.
4. Trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể đề nghị cấp C/O dựa trên một trong các cách sau:
a) Khai báo của nhà xuất khẩu nộp cho cơ quan, tổ chức cấp C/O dựa trên thông tin do nhà sản xuất cung cấp cho nhà xuất khẩu đó.
b) Khai báo do nhà sản xuất tự nguyện cung cấp trực tiếp cho cơ quan, tổ chức cấp C/O theo đề nghị của nhà xuất khẩu.
5. C/O chỉ được cấp sau khi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu nêu tại điểm b khoản 4 Điều này, chứng minh với cơ quan, tổ chức cấp C/O hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu.
6. Sau khi được cấp C/O, trường hợp nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nêu tại khoản 5 Điều này phát hiện ra hàng hóa đó không phải là hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phải thông báo bằng văn bản ngay cho cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định pháp luật của nước thành viên xuất khẩu.
7. Khi nhận được thông báo nêu tại khoản 6 Điều này hoặc khi phát hiện ra hàng hóa đã được cấp C/O không phải là hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu, cơ quan, tổ chức cấp C/O phải hủy C/O đó và thông báo ngay việc hủy đó cho nhà xuất khẩu đã được cấp C/O cũng như cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu, trừ trường hợp nhà xuất khẩu đã trả lại C/O đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu.
8. Mẫu C/O AJ và những nội dung trên C/O phải được thể hiện bằng tiếng Anh, bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu bỏ qua những lỗi nhỏ như sự không nhất quán và những thiếu sót nhỏ, lỗi đánh máy hoặc những thông tin viết ngoài ô, với điều kiện những lỗi nhỏ này không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của C/O hoặc tính chính xác của những thông tin ghi trên C/O.
2. Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O. Mọi sự thay đổi chỉ được thực hiện bằng một trong những cách sau:
a) Gạch bỏ những chỗ sai và bổ sung những điểm cần thiết. Những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được cơ quan, tổ chức cấp C/O xác nhận. Các phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.
b) Cấp một C/O mới thay thế cho C/O bị lỗi.
Điều 21. Mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng C/O
Trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng trước khi hết thời hạn hiệu lực, nhà xuất khẩu hoặc người được nhà xuất khẩu ủy quyền có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O thực hiện một trong các cách sau:
1. Một C/O mới có số tham chiếu mới trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu, trong trường hợp này C/O cũ sẽ không còn hiệu lực. Ngày cấp và số tham chiếu của C/O cũ phải được thể hiện tại Ô số 12 trên C/O mới của các nước ASEAN và Ô số 9 trên C/O mới của Nhật Bản, C/O mới chỉ có giá trị trong thời hạn hiệu lực của C/O cũ.
2. Trường hợp có thể, cấp một bản sao chứng thực từ C/O gốc trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu của nhà xuất khẩu hoặc người được nhà xuất khẩu ủy quyền và phải ghi rõ cụm từ “CERTIFIED TRUE COPY” tại Ô số 12 của bản sao chứng thực C/O của các nước ASEAN. Bản sao này mang ngày cấp của C/O gốc và có thời hạn hiệu lực giống như C/O gốc. Bản sao chứng thực được cấp trong thời gian không quá một năm kể từ ngày cấp C/O gốc.
1. Theo quy định tại
a) Đối với Nhật Bản, hai trăm nghìn Yên (¥ 200.000) tính theo trị giá hải quan.
b) Đối với các nước ASEAN, hai trăm Đô la Mỹ (USD 200) tính theo trị giá xuất khẩu.
2. Theo quy định tại
Một C/O được cấp trước thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn ba (03) ngày kể từ ngày giao hàng. Trong trường hợp ngoại lệ, nếu C/O không được cấp trước thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn ba (03) ngày kể từ ngày giao hàng, theo đề nghị của nhà xuất khẩu, C/O được cấp sau trong vòng mười hai (12) tháng kể từ ngày giao hàng theo quy định pháp luật của nước thành viên xuất khẩu và phải đánh dấu (√) vào Ô “Issued Retroactively”. Trong trường hợp này khi nhà nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan, theo quy định pháp luật của nước thành viên nhập khẩu, phải cung cấp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu C/O cấp sau nêu trên. Ngày giao hàng phải được ghi rõ tại Ô số 3 trên C/O cấp sau.
Điều 24. Chứng từ đối với trường hợp cộng gộp
Theo quy định tại
1. Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa.
2. Hóa đơn thương mại.
3. Bản sao của C/O đã cấp cho nguyên liệu do nước thành viên xuất khẩu nguyên liệu cấp, kể cả bản sao của C/O cấp sau.
4. Bất kỳ chứng từ nào có liên quan khác.
Điều 25. C/O giáp lưng đối với việc xuất khẩu một phần lô hàng
Theo quy định tại
Điều 26. Ghi mã số HS trên C/O
Mã số HS ghi trên C/O ở cấp 6 số. Mô tả hàng hóa trên C/O phải giống cơ bản với mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại, và nếu có thể, giống cơ bản với mô tả hàng hóa ghi trong biểu thuế.
1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu phải nộp các chứng từ sau cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu:
a) C/O còn giá trị hiệu lực.
b) Các chứng từ cần thiết khác theo quy định của pháp luật nước thành viên nhập khẩu (như hóa đơn thương mại, bao gồm cả hóa đơn thương mại do nước thứ ba phát hành và vận đơn chở suốt phát hành tại nước thành viên xuất khẩu).
2. Nhà nhập khẩu không phải nộp C/O đối với lô hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu có trị giá hải quan không vượt quá hai trăm Đô la Mỹ (USD 200) hoặc có trị giá hải quan tương đương tính theo đơn vị tiền tệ của nước thành viên xuất khẩu, hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định.
3. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu được nhập khẩu qua một hoặc nhiều nước thành viên mà không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu, hoặc nhập khẩu qua các nước không phải là nước thành viên, nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nói trên nộp một trong các chứng từ sau:
a) Bản sao của vận đơn chở suốt.
b) Chứng nhận hoặc các thông tin khác do cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có liên quan của một hoặc nhiều nước thành viên hoặc của các nước không phải là thành viên cung cấp nhằm chứng minh hàng hóa đó không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng xuống tàu, chất lại hàng lên tàu và các công đoạn khác để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt tại các nước thành viên đó hoặc tại các nước không phải là thành viên.
4. Ngoại trừ quy định tại khoản 5 Điều 19 Thông tư nảy, hàng hóa có xuất xứ đã được cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp C/O (sau đây gọi là “C/O ban đầu”), sau đó tiếp tục được xuất khẩu từ nước thành viên nhập khẩu sang một nước thành viên khác, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên nhập khẩu có thể cấp một C/O giáp lưng và coi là một C/O mới cho hàng hóa có xuất xứ nếu nhà xuất khẩu tại nước thành viên nhập khẩu hoặc đại lý được ủy quyền đề nghị cấp C/O giáp lưng và nộp C/O ban đầu vẫn còn giá trị.
5. Khi một C/O giáp lưng được cấp theo quy định tại khoản 4 Điều này, hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này được coi là hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên nơi C/O ban đầu được cấp.
1. C/O phải nộp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu trong vòng một (01) năm kể từ ngày được cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp.
2. Trường hợp C/O được nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu sau khi hết thời hạn hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, C/O đó vẫn được chấp nhận nếu việc nộp chậm là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân khác nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu.
3. Mỗi C/O chỉ được áp dụng cho một lần nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.
1. Nhà xuất khẩu được cấp C/O hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu được nêu tại
2. Cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp C/O trong thời hạn ba (03) năm sau ngày cấp C/O. Hồ sơ lưu trữ này bao gồm tất cả các chứng từ đã nộp để chứng minh hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu.
Điều 30. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
1. Để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa dựa trên các dữ liệu trên C/O đó.
2. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ quy định pháp luật của nước thành viên xuất khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phải cung cấp thông tin theo đề nghị trong thời hạn không quá ba (03) tháng sau ngày nhận được đề nghị kiểm tra, xác minh. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin về xuất xứ hàng hóa. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu, căn cứ theo quy định pháp luật của nước thành viên xuất khẩu, phải cung cấp thông tin bổ sung trong thời hạn không quá ba (03) tháng sau ngày nhận được yêu cầu về thông tin bổ sung.
3. Theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu đã được cấp C/O hoặc nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu theo nêu tại
4. Yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này không ngăn cản yêu cầu kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại
5. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định tại Điều này và
Điều 31. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu
1. Cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu nước thành viên xuất khẩu:
a) Thu thập, cung cấp các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa và kiểm tra các trang thiết bị dùng trong quá trình sản xuất hàng hóa qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cùng với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu, tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu đã được cấp C/O hoặc của nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu được nêu tại
b) Cung cấp thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa đang thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu hoặc tổ chức được ủy quyền trong quá trình tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Khi yêu cầu nước thành viên xuất khẩu tiến hành kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan tại nước thành viên nhập khẩu phải gửi thông báo bằng văn bản đến nước thành viên xuất khẩu ít nhất sáu mươi (60) ngày trước ngày dự kiến kiểm tra. Việc nhận được thông báo cần được nước thành viên xuất khẩu xác nhận. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phải yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có nhà xưởng phải kiểm tra gửi thư chấp thuận bằng văn bản.
3. Văn bản thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm những nội dung sau:
a) Các thông tin của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan đã phát hành thông báo đó.
b) Tên nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu có nhà xưởng phải kiểm tra.
c) Ngày và địa điểm dự kiến kiểm tra.
d) Đối tượng và phạm vi dự kiến kiểm tra, bao gồm những thông tin cụ thể liên quan đến hàng hóa phải kiểm tra có trong C/O.
đ) Tên và chức danh của các cán bộ thuộc cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu sẽ tham gia đoàn kiểm tra.
4. Nước thành viên xuất khẩu trả lời bằng văn bản cho nước thành viên nhập khẩu trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này về việc chấp nhận hay từ chối tiến hành kiểm tra theo yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu, căn cứ theo quy định pháp luật của nước mình, cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung nào thu thập được theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu trong vòng bốn mươi lăm (45) ngày, hoặc trong một khoảng thời gian mà các bên tự thống nhất với nhau tính từ ngày cuối cùng của cuộc kiểm tra.
Điều 32. Xác định xuất xứ và cho hưởng ưu đãi thuế quan
1. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng là hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu hoặc đối với trường hợp nhà nhập khẩu không thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Khi tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định tại Điều 30 hoặc
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu không trả lời yêu cầu kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại
b) Nước thành viên xuất khẩu từ chối tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu hoặc nước thành viên xuất khẩu đó không trả lời thông báo theo quy định tại
c) Thông tin cung cấp cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại Điều 30 hoặc
3. Trường hợp tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định tại Điều 30 hoặc
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phải thông báo quyết định của cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều này cho nhà xuất khẩu hoặc cho nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu có nhà xưởng bị kiểm tra theo quy định tại
1. Trường hợp một nước thành viên cung cấp thông tin cho một nước thành viên khác theo quy định tại Thông tư này và xác định thông tin đó cần được bảo mật, nước thành viên nhận được thông tin này phải giữ bí mật và bảo vệ thông tin khỏi bị tiết lộ để tránh gây thiệt hại đến vị thế cạnh tranh của những người cung cấp thông tin, chỉ sử dụng thông tin cho những mục đích mà nước thành viên cung cấp thông tin quy định và không tiết lộ thông tin nếu không nhận được chấp thuận bằng văn bản của nước thành viên đã cung cấp thông tin đó.
2. Thông tin do cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu thu thập được theo quy định tại Thông tư này:
a) Chỉ được cơ quan đó sử dụng để kiểm tra C/O theo quy định tại Thông tư này.
b) Không được nước thành viên nhập khẩu sử dụng trong bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào do một tòa án hoặc thẩm phán tiến hành mà không có sự đồng ý bằng văn bản của nước thành viên xuất khẩu đã cung cấp thông tin đó.
Thông tư 37/2022/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 37/2022/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/12/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
- Điều 9. De Minimis
- Điều 10. Cộng gộp
- Điều 11. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 12. Vận chuyển trực tiếp
- Điều 13. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói
- Điều 14. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác
- Điều 15. Các nguyên liệu trung gian
- Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau
- Điều 17. Đề nghị cấp C/O
- Điều 18. C/O
- Điều 19. Cấp C/O
- Điều 20. Các sửa đổi
- Điều 21. Mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng C/O
- Điều 22. Quy định về miễn C/O
- Điều 23. Cấp sau C/O
- Điều 24. Chứng từ đối với trường hợp cộng gộp
- Điều 25. C/O giáp lưng đối với việc xuất khẩu một phần lô hàng
- Điều 26. Ghi mã số HS trên C/O
- Điều 27. Nộp C/O
- Điều 28. Hiệu lực của C/O
- Điều 29. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 30. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
- Điều 31. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu
- Điều 32. Xác định xuất xứ và cho hưởng ưu đãi thuế quan
- Điều 33. Bảo mật thông tin