Điều 9 Thông tư 37/2013/TT-BGTVT quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 9. Đàm phán, ký kết và điều chỉnh hợp đồng dự án
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt hồ sơ dự án của cơ quan quản lý về đường thủy nội địa hồ sơ về đánh giá tác động môi trường được duyệt theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ, cơ quan quản lý đường thủy nội địa tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng thực hiện dự án với nhà đầu tư đã được chọn. Nội dung đàm phán và ký kết hợp đồng thực hiện dự án với nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng;
b) Thông tin về dự án: Tên dự án, tên công trình, vị trí, địa điểm;
c) Phạm vi và chuẩn tắc thiết kế;
d) Dự kiến khối lượng nạo vét;
e) Biện pháp, trình tự, kế hoạch thực hiện và tiến độ thi công;
g) Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện đăng ký sản phẩm tận thu và chịu sự giám sát sản phẩm tận thu trong quá trình thực hiện dự án theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
i) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, phương thức chuyển giao và tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành;
k) Biện pháp xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện dự án.
2. Thời hạn hợp đồng thực hiện dự án do các bên thỏa thuận phù hợp với danh mục đã công bố, khối lượng, phương tiện, thiết bị nạo vét, việc đảm bảo an toàn giao thông, tận thu sản phẩm và các điều kiện liên quan khác. Thời hạn hợp đồng thực hiện dự án có thể được gia hạn hoặc rút ngắn theo các điều kiện quy định tại hợp đồng thực hiện dự án.
3. Việc điều chỉnh các điều kiện đã thỏa thuận tại hợp đồng thực hiện dự án chỉ được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Các trường hợp khác thỏa thuận trong hợp đồng thực hiện dự án đã ký kết. Nhà đầu tư phải thông báo nội dung cần thay đổi cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa để thực hiện đàm phán, điều chỉnh lại hợp đồng thực hiện dự án sau khi có văn bản chấp thuận điều chỉnh của cơ quan, quản lý nhà nước về đường thủy nội địa.
Thông tư 37/2013/TT-BGTVT quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 37/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/10/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 779 đến số 780
- Ngày hiệu lực: 01/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Lập danh mục các công trình nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm
- Điều 4. Công bố danh mục dự án
- Điều 5. Đăng ký thực hiện dự án
- Điều 6. Chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án
- Điều 7. Hồ sơ đề xuất dự án
- Điều 8. Phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án
- Điều 9. Đàm phán, ký kết và điều chỉnh hợp đồng dự án
- Điều 10. Các chi phí liên quan thực hiện dự án
- Điều 11. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 12. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát thực hiện dự án
- Điều 13. Chấm dứt hợp đồng dự án
- Điều 14. Hoàn thành thực hiện dự án và bàn giao dự án
- Điều 15. Xử lý vi phạm
- Điều 16. Hiệu lực thi hành
- Điều 17. Tổ chức thực hiện