Chương 1 Thông tư 35/2009/TT-BXD hướng dẫn giám định tư pháp xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tổ chức chuyên môn giám định tư pháp xây dựng; hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện giám định tư pháp xây dựng và chi phí giám định tư pháp xây dựng do tổ chức chuyên môn giám định tư pháp xây dựng thực hiện.
Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc để giám định tư pháp xây dựng thì thực hiện theo quy định Pháp lệnh Giám định tư pháp.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám định tư pháp xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Giám định tư pháp xây dựng là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn liên quan đến hoạt động xây dựng, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (sau đây gọi chung là người trưng cầu giám định) nhằm phục vụ giải quyết các vụ án và vụ việc dân sự.
2. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
3. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
4. Sản phẩm xây dựng là các vật tư, vật liệu, cấu kiện xây dựng; thiết bị được sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng.
5. Tổ chức chuyên môn giám định tư pháp xây dựng (sau đây viết tắt là tổ chức chuyên môn) là tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 3. Lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng
Các lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng bao gồm:
1. Giám định tư pháp về hoạt động xây dựng.
2. Giám định tư pháp về công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.
3. Giám định tư pháp về sản phẩm xây dựng.
Tùy theo đối tượng, nội dung trưng cầu giám định; người trưng cầu giám định lựa chọn tổ chức chuyên môn phù hợp với lĩnh vực giám định theo quy định.
Thông tư 35/2009/TT-BXD hướng dẫn giám định tư pháp xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 35/2009/TT-BXD
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/10/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 485 đến số 486
- Ngày hiệu lực: 01/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng
- Điều 4. Yêu cầu đối với tổ chức khi thực hiện giám định tư pháp xây dựng
- Điều 5. Những trường hợp tổ chức chuyên môn không được thực hiện giám định tư pháp xây dựng
- Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức chuyên môn
- Điều 7. Nghĩa vụ, quyền hạn của các cá nhân khi được tổ chức chuyên môn phân công thực hiện giám định tư pháp xây dựng
- Điều 8. Công bố tổ chức chuyên môn đủ điều kiện thực hiện giám định tư pháp xây dựng
- Điều 9. Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp xây dựng
- Điều 10. Giao, nhận đối tượng giám định tư pháp xây dựng
- Điều 11. Thực hiện giám định tư pháp xây dựng
- Điều 12. Giám định bổ sung
- Điều 13. Kết luận giám định tư pháp xây dựng
- Điều 14. Lập, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp xây dựng
- Điều 15. Giám định lại