Hệ thống pháp luật

Chương 5 Thông tư 33/2011/TT-BCT quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công thương ban hành

Chương V

MIỄN TRỪ THỰC HIỆN

Điều 35. Các trường hợp được xét miễn trừ thực hiện

Các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này có quyền nộp hồ sơ đề nghị xét miễn trừ thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Đơn vị giải trình được những khó khăn liên quan đến công tác trang bị hạ tầng kỹ thuật, năng lực để thực hiện.

2. Đơn vị chứng minh được việc được hưởng miễn trừ phù hợp với các quy định của Thông tư này.

Điều 36. Thẩm quyền và căn cứ quyết định miễn trừ thực hiện

1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xem xét và chấp thuận các trường hợp được miễn trừ thực hiện quy định tại Điều 35 Thông tư này.

2. Các căn cứ để xem xét miễn trừ thực hiện bao gồm:

a) Tình hình của đơn vị đề nghị được hưởng miễn trừ thực hiện (khó khăn liên quan tới công tác trang bị hạ tầng kỹ thuật, năng lực để thực hiện hoặc nguyên nhân khác có liên quan);

b) Phạm vi và thời hạn đề nghị được hưởng miễn trừ thực hiện;

c) Các căn cứ khác liên quan đến việc hưởng miễn trừ thực hiện (nếu có).

Điều 37. Hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện

Hồ sơ đề nghị miễn trừ (01 bộ) bao gồm:

1. Văn bản đề nghị hưởng miễn trừ, trong đó nêu rõ về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2, Điều 36 Thông tư này.

2. Báo cáo giải trình chi tiết lí do đề nghị được miễn trừ thực hiện và các cam kết nếu được miễn trừ thực hiện.

3. Ý kiến bằng văn bản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về đề nghị miễn trừ của đơn vị.

Điều 38. Thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện

1. Hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện được nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Điều tiết điện lực hoặc gửi qua đường bưu điện.

2. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị được miễn trừ thực hiện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm nêu rõ những nội dung cần bổ sung.

3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thành thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện và ra quyết định cho phép miễn trừ thực hiện. Trường hợp không chấp thuận đề nghị được miễn trừ thực hiện, Cục Điều tiết điện lực phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị đề nghị và nêu rõ lý do không chấp thuận.

4. Trường hợp đề nghị miễn trừ thực hiện có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan tới nhiều đơn vị khác, thì được gia hạn thời hạn thẩm định nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc.

Điều 39. Trách nhiệm cung cấp thông tin

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tổng công ty điện lực có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.

Điều 40. Rút đề nghị hưởng miễn trừ

Trường hợp rút đề nghị được miễn trừ thực hiện, đơn vị đã nộp hồ sơ phải thông báo bằng văn bản tới Cục Điều tiết điện lực.

Điều 41. Bãi bỏ Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện

Cục Điều tiết điện lực có quyền bãi bỏ Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị được miễn trừ thực hiện.

2. Đơn vị được miễn trừ thực hiện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều kiện, nghĩa vụ đã cam kết và thời gian thực hiện quy định tại quyết định cho phép miễn trừ thực hiện.

3. Các điều kiện cho phép miễn trừ thực hiện không còn tồn tại.

Thông tư 33/2011/TT-BCT quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 33/2011/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/09/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hoàng Quốc Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 513 đến số 514
  • Ngày hiệu lực: 21/10/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH