Chương 3 Thông tư 33/2011/TT-BCT quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công thương ban hành
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THIẾT KẾ CHỌN MẪU PHỤ TẢI
Mục 1. THIẾT KẾ CHỌN MẪU PHỤ TẢI PHI DÂN DỤNG
Điều 6. Trình tự thiết kế chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
1. Phân tích và phân loại phụ tải phi dân dụng.
2. Xác định biến mục tiêu phục vụ tính toán chọn mẫu phụ tải.
3. Phân tích, tách dải tiêu thụ điện năng.
4. Tính toán số lượng mẫu phụ tải.
5. Lựa chọn và phân bổ mẫu phụ tải phi dân dụng cho các tổng công ty điện lực.
Điều 7. Phân tích và phân loại phụ tải phi dân dụng
1. Các yếu tố cần xem xét khi thực hiện phân tích và phân loại phụ tải phi dân dụng bao gồm:
a) Tính đặc trưng cho nhóm, thành phần phụ tải;
b) Cấp điện áp đấu nối của phụ tải;
c) Yếu tố địa lý, mùa;
d) Những thông tin cần thiết khác đặc trưng cho nhóm phụ tải.
2. Thực hiện quá trình tính toán phân tích, tách nhóm phụ tải phi dân dụng theo thứ tự sau:
a) Phân loại phụ tải theo các nhóm phụ tải và thành phần phụ tải;
b) Phân loại phụ tải trong nhóm phụ tải theo cấp điện áp đấu nối, vùng địa lý, mùa (bơm tưới hoặc tiêu) và các yếu tố đặc trưng khác (nếu có).
3. Lập danh mục phụ tải theo nhóm phụ tải và thành phần phụ tải phi dân dụng trên cơ sở phân loại phụ tải phi dân dụng tại khoản 2 của Điều này.
Điều 8. Xác định biến mục tiêu phục vụ tính toán chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
1. Biến mục tiêu là tham số quan trọng biểu diễn đặc tính tiêu thụ điện của mỗi nhóm phụ tải phi dân dụng, được sử dụng trong tính toán độ lệch chuẩn và số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng tối thiểu trong nghiên cứu phụ tải.
2. Biến mục tiêu được lựa chọn một trong các thông số sau:
a) Công suất phụ tải tại thời điểm công suất cực đại trong năm của hệ thống điện;
b) Công suất phụ tải tại thời điểm cao điểm sáng hoặc cao điểm tối của ngày có công suất cực đại trong năm của hệ thống điện;
c) Điện năng thương phẩm theo thời gian (TOU);
d) Điện năng thương phẩm của cả năm của phụ tải điện phi dân dụng.
Điều 9. Phân tích, tách dải tiêu thụ điện theo biến mục tiêu
Việc phân tích, tách dải tiêu thụ điện theo biến mục tiêu cho từng nhóm phụ tải phi dân dụng được thực hiện như sau:
1. Xác định số lượng và đánh giá tỷ trọng công suất hoặc điện năng tiêu thụ của phụ tải lớn.
2. Sử dụng phương pháp Dalenius-Hodges để xây dựng biểu đồ phân bổ phụ tải theo công suất hoặc điện năng tiêu thụ, xác định điểm ngắt quãng tối ưu để tách dải công suất hoặc điện năng tiêu thụ. Chi tiết phương pháp Dalenius-Hodges được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Kết quả của tính toán phân tích, tách dải công suất hoặc điện năng tiêu thụ cho từng nhóm phụ tải phi dân dụng phải bao gồm:
a) Số lượng dải và số lượng phụ tải trong từng dải;
b) Giá trị công suất hoặc điện năng tiêu thụ trung bình của từng dải tiêu thụ điện năng;
c) Độ lệch chuẩn của từng dải.
Điều 10. Tính toán số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng
Việc tính toán số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng cho từng dải phụ tải được thực hiện theo các bước sau:
1. Chọn các phụ tải lớn làm mẫu phụ tải tham gia nghiên cứu phụ tải.
2. Loại bỏ các dải phụ tải có tổng công suất hoặc điện năng tiêu thụ của các phụ tải trong dải nhỏ hơn 1% so với tổng công suất hoặc điện năng tiêu thụ của nhóm phụ tải.
3. Lựa chọn một trong các phương pháp tính toán số lượng mẫu phụ tải cho các dải phụ tải còn lại. Các phương pháp tính toán bao gồm:
a) Phương pháp hàm phân bố chuẩn;
b) Phương pháp trung bình đơn vị (MPU - Mean Per Unit);
c) Phương pháp tỷ lệ phân ly (SR - Seperate Ratio);
d) Phương pháp tỷ lệ kết hợp (CR - Combined Ratio).
Chi tiết các phương pháp tính toán số lượng mẫu phụ tải cho các dải phụ tải quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xác định giá trị độ tin cậy và sai số biên phục vụ tính toán số lượng mẫu trên cơ sở ràng buộc về kinh phí thực hiện nghiên cứu phụ tải.
5. Tính toán số lượng mẫu phụ tải của từng dải phụ tải.
6. Tổng hợp, lập bảng thống kê số lượng mẫu phụ tải trong từng dải phụ tải, nhóm phụ tải, thành phần phụ tải.
Điều 11. Phân bổ, lựa chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
1. Trên cơ sở tổng hợp số lượng mẫu của từng nhóm phụ tải, trước ngày 15 tháng 5 hàng năm Tập đoàn điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện phân bổ mẫu (nếu có thay đổi) cho từng tổng công ty điện lực tỷ lệ thuận với tỷ trọng điện năng thương phẩm của các nhóm phụ tải của các tổng công ty điện lực.
2. Tổng công ty điện lực có trách nhiệm lập danh sách phụ tải được chọn làm mẫu theo số lượng mẫu được phân bổ, bao gồm tên phụ tải, địa chỉ, cấp điện áp, dải phụ tải, nhóm phụ tải, thành phần phụ tải.
3. Tổng công ty điện lực có trách nhiệm lập danh sách mẫu phụ tải phi dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thay thế.
4. Tổng công ty điện lực có trách nhiệm báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam danh sách phụ tải được chọn làm mẫu theo số lượng mẫu được phân bổ và danh sách mẫu phụ tải dự phòng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Điều 12. Báo cáo đánh giá mẫu phụ tải phi dân dụng
Trước ngày 20 tháng 12 năm hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm hoàn thành và trình Cục Điều tiết điện lực báo cáo đánh giá mẫu phụ tải phi dân dụng trong phạm vi toàn quốc cho năm tới, bao gồm:
1. Công tác tính toán, thiết kế và phân bổ mẫu phụ tải phi dân dụng.
2. Đánh giá sự thay đổi (nếu có) về số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng so với năm trước.
3. Đánh giá danh sách mẫu phụ tải phi dân dụng do các tổng công ty điện lực lập so với tính toán, thiết kế và phân bổ số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng phân bổ cho các tổng công ty điện lực.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị trong thiết kế chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tính toán, thiết kế số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng trong phạm vi toàn quốc;
b) Phân bổ số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng cho các tổng công ty điện lực;
c) Xác định đặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị thu thập số liệu nghiên cứu phụ tải và quản lý, giám sát việc đầu tư, lắp đặt thiết bị để thực hiện nghiên cứu phụ tải cho mẫu phụ tải phi dân dụng trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng công ty điện lực có trách nhiệm:
a) Lập danh sách mẫu phụ tải phi dân dụng theo số lượng mẫu do Tập đoàn điện lực Việt Nam tính toán, phân bổ;
b) Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu nghiên cứu phụ tải cho mẫu phụ tải phi dân dụng thuộc địa bàn quản lý của đơn vị mình.
Mục 2. THIẾT KẾ CHỌN MẪU PHỤ TẢI DÂN DỤNG
Điều 14. Tính toán, lựa chọn mẫu phụ tải dân dụng
1. Các yếu tố cần xem xét khi phân tích và phân loại nhóm phụ tải dân dụng bao gồm
a) Yếu tố địa lý (vùng, miền);
b) Phân bố theo khu vực (nông thôn, thành thị);
c) Yêu tố thời tiết (mùa);
d) Mức độ điện khí hoá và mức sử dụng điện của các hộ gia đình, hoặc các yếu tố đặc trưng khác trong từng nhóm phụ tải dân dụng.
2. Thực hiện quá trình tính toán phân tích và phân loại phụ tải dân dụng cho từng tổng công ty điện lực theo thứ tự sau:
a) Phân loại các nhóm phụ tải dân dụng theo khu vực nông thôn và thành thị để phân biệt mức độ điện khí hoá và mức sử dụng điện của các hộ gia đình;
b) Phân loại các nhóm phụ tải dân dụng theo các yếu tố đặc trưng, bao gồm các loại phụ tải dân dụng là nhà riêng, căn hộ, biệt thự hoặc nhà cho thuê;
c) Lựa chọn số lượng mẫu cho từng nhóm phụ tải phụ tải dân dụng;
d) Lập danh sách phụ tải dân dụng được chọn làm mẫu, bao gồm tên phụ tải, địa chỉ, nhóm phụ tải, thành phần phụ tải;
đ) Lập danh sách mẫu phụ tải dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thiết.
3. Tổng công ty điện lực có trách nhiệm báo cáo Tập đoàn điện lực Việt Nam danh sách mẫu phụ tải dân dụng và danh sách mẫu phụ tải dân dụng dự phòng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp mẫu phụ tải dân dụng theo 03 miền Bắc, Trung và Nam để phân biệt theo yếu tố địa lý và thời tiết trong năm.
Điều 15. Báo cáo đánh giá mẫu phụ tải dân dụng
Trước ngày 20 tháng 12 năm hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm hoàn thành và trình Cục Điều tiết điện lực báo cáo đánh giá mẫu phụ tải dân dụng trong phạm vi toàn quốc cho năm tới, bao gồm:
1. Công tác tính toán, thiết kế và phân bổ mẫu phụ tải dân dụng.
2. Đánh giá sự thay đổi (nếu có) về số lượng mẫu phụ tải dân dụng so với năm trước.
3. Đánh giá danh sách mẫu phụ tải dân dụng do các tổng công ty điện lực lập so với tính toán, thiết kế và phân bổ số lượng mẫu phụ tải dân dụng phân bổ cho các tổng công ty điện lực.
Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị trong thiết kế chọn mẫu phụ tải dân dụng
1. Tổng công ty điện lực có trách nhiệm:
a) Tính toán, thiết kế và lập danh sách mẫu phụ tải dân dụng trong phạm vi quản lý của tổng công ty;
b) Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu nghiên cứu phụ tải cho mẫu phụ tải dân dụng trong phạm vi quản lý của tổng công ty.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổng hợp mẫu phụ tải dân dụng trong phạm vi toàn quốc trên cơ sở xét ràng buộc kinh phí, cân đối tỷ trọng tiêu thụ điện của từng đơn vị trong tổng lượng tiêu thụ điện toàn quốc;
b) Xác định đặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị để thực hiện nghiên cứu phụ tải và quản lý, giám sát việc đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu nghiên cứu phụ tải cho mẫu phụ tải dân dụng trong phạm vi toàn quốc.
Thông tư 33/2011/TT-BCT quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 33/2011/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/09/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hoàng Quốc Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 513 đến số 514
- Ngày hiệu lực: 21/10/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Trình tự thiết kế chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
- Điều 7. Phân tích và phân loại phụ tải phi dân dụng
- Điều 8. Xác định biến mục tiêu phục vụ tính toán chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
- Điều 9. Phân tích, tách dải tiêu thụ điện theo biến mục tiêu
- Điều 10. Tính toán số lượng mẫu phụ tải phi dân dụng
- Điều 11. Phân bổ, lựa chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
- Điều 12. Báo cáo đánh giá mẫu phụ tải phi dân dụng
- Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị trong thiết kế chọn mẫu phụ tải phi dân dụng
- Điều 14. Tính toán, lựa chọn mẫu phụ tải dân dụng
- Điều 15. Báo cáo đánh giá mẫu phụ tải dân dụng
- Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị trong thiết kế chọn mẫu phụ tải dân dụng
- Điều 17. Thu thập số liệu công tơ của phụ tải mẫu
- Điều 18. Xác định lỗi số liệu của công tơ phụ tải mẫu
- Điều 19. Hiệu chỉnh và ước lượng số liệu công tơ của phụ tải mẫu
- Điều 20. Truyền số liệu của phụ tải mẫu về bộ cơ sở dữ liệu nghiên cứu phụ tải
- Điều 21. Báo cáo đánh giá số liệu phụ tải mẫu hàng quý
- Điều 22. Trách nhiệm của các đơn vị trong thu thập và hiệu chỉnh số liệu
- Điều 23. Biểu đồ phụ tải trung bình chuẩn hóa đơn vị năm
- Điều 24. Biểu đồ phụ tải trung bình chuẩn hóa đơn vị tháng
- Điều 25. Biểu đồ phụ tải thực
- Điều 26. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình
- Điều 27. Nội dung báo cáo phân tích xây dựng biểu đồ phụ tải
- Điều 28. Báo cáo phân tích xây dựng biểu đồ phụ tải quý
- Điều 29. Báo cáo phân tích xây dựng biểu đồ phụ tải năm
- Điều 30. Trách nhiệm của các đơn vị trong phân tích, xây dựng biểu đồ phụ tải
- Điều 31. Phương pháp dự báo biểu đồ phụ tải
- Điều 32. Nội dung báo cáo dự báo biểu đồ phụ tải
- Điều 33. Báo cáo dự báo biểu đồ phụ tải
- Điều 34. Trách nhiệm của các đơn vị trong dự báo biểu đồ phụ tải
- Điều 35. Các trường hợp được xét miễn trừ thực hiện
- Điều 36. Thẩm quyền và căn cứ quyết định miễn trừ thực hiện
- Điều 37. Hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
- Điều 38. Thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
- Điều 39. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 40. Rút đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 41. Bãi bỏ Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện