- 1Thông tư 07 TC/TCT-1995 bổ sung Thông tư 20 TC/TCT năm 1994 về việc giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 20 TC/TCT năm 1994 hướng dẫn giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/TC/TCT | Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 1995 |
Căn cứ Điều 18 Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu được Quốc hội Khoá IX kỳ họp thứ ba thông qua ngày 5/7/1993; Chỉ thị số 525/TTg ngày 2/11/1993 về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội miền núi và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 287/KTTH ngày 21/1/1994 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về tiếp tục giảm thuế doanh thu đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động ở miền núi để thực hiện trong năm 1995 như sau:
a) Đối tượng được giảm thuế doanh thu quy định trong Thông tư này bao gồm các tổ chức và cá nhân (gọi chung là cơ sở) thuộc mọi thành phần kinh tế (bao gồm cả các cơ sở thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), thực tế có hoạt động sản xuất kinh doanh và có phát sinh doanh thu ở phạm vi địa bàn vùng cao và miền núi (trừ các đối tượng nêu tại điểm 1b dưới đây) bao gồm:
- Cơ sở có địa điểm kinh doanh cố định ở địa bàn miền núi và hoạt động tại đó hoặc ở địa bàn miền núi khác.
- Cơ sở không có địa điểm kinh doanh cố định ở địa bàn miền núi nhưng thực tế hoạt động tại miền núi (xây dựng, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim...).
- Hoạt động buôn chuyến từ địa bàn miền núi đi các nơi khác.
b) Các đối tượng sau đây không được xét giảm thuế doanh thu theo Thông tư này:
- Các hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế doanh thu theo phương thức khoán.
- Các cơ sở mới thành lập đã được miễn, giảm thuế doanh thu trong năm 1995 theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật thuế doanh thu; hoặc được giảm thuế doanh thu theo Điều 10 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Các cơ sở thuộc các đơn vị hạch toán toàn ngành.
c) Địa bàn miền núi được xác định làm cơ sở để giảm thuế theo quy định trong Thông tư này căn cứ theo địa giới hành chính của huyện, thị trấn, thị xã (dưới đây gọi chung là huyện) được Uỷ ban Dân tộc miền núi công nhận là huyện miền núi.
Một số ví dụ: Huyện X được xác định là huyện miền núi.
a. Doanh nghiệp A có địa điểm sản xuất cố định tại huyện X, và có địa điểm tiêu thụ hàng hoá tại huyện Y (cũng là huyện miền núi) và thành phố Nam Định (không phải là địa bàn miền núi).
Theo quy định tại Điểm 4 Nghị định số 55/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ thì doanh nghiệp A sẽ phải nộp thuế doanh thu về hoạt động sản xuất tại nơi sản xuất và nộp thuế doanh thu về hoạt động thương nghiệp tại nơi tiêu thụ. Như vây doanh nghiệp A sẽ được giảm thuế doanh thu về hoạt động sản xuất tại huyện X và giảm thuế doanh thu về hoạt động bán hàng tại huyện Y; nhưng phải nộp đủ thuế doanh thu về hoạt động bán hàng tại thành phố Nam Định.
b. Doanh nghiệp B hoạt động xây dựng có địa điểm kinh doanh cố định tại thành phố Nam Định, nhận thi công một công trình tại huyện X. Doanh nghiệp B sẽ được giảm thuế doanh thu về xây dựng công trình đó tại huyện X.
c. Doanh nghiệp C có địa điểm sản xuất cố định tại thành phố Nam Định và có địa điểm tiêu thụ hàng hoá tại huyện X. Doanh nghiệp C phải nộp thuế doanh thu về hoạt động sản xuất tại thành phố Nam Định; được giảm thuế doanh thu về hoạt động bán hàng tại huyện X.
2. Mức giảm và thời gian giảm thuế doanh thu:
- Mức giảm thuế: Đối với ngành sản xuất, xây dựng, vận tải là 50%, đối với các ngành khác là 25% số thuế doanh thu phải nộp Ngân sách.
- Thời gian giảm thuế là 1 năm tính từ ngày 1/1/1995 đến hết năm 1995. Sau khi kết thúc năm Bộ Tài chính sẽ xem xét cụ thể tình hình thực tế và ý kiến của các địa phương để có hướng giải quyết phù hợp trong năm tiếp theo.
Để việc giảm thuế được đúng đối tượng, thực sự mang lại tác dụng khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở hướng vào phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân miền núi theo tinh thần Chỉ thị số 525/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục thuế:
- Phổ biến cho các cơ sở rõ chủ trương của Chính phủ về việc giảm thuế doanh thu, đồng thời hướng dẫn cho các cơ sở những công việc cần thiết để triển khai thực hiện.
- Rà soát, nắm chắc các đối tượng hoạt động kinh doanh thường xuyên, không thường xuyên trong địa bàn, kịp thời đưa vào diện quản lý thu thuế theo đúng chính sách quy định.
- Điều chỉnh doanh thu sát đúng thực thế kinh doanh của các hộ nộp thuế theo phương thức khoán ở thời điểm quy định. Đồng thời thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán của các cơ sở nhằm phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác các hoạt động phát sinh, bảo đảm cho việc giảm thuế chính xác, đúng đối tượng, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng trốn thuế.
b) Các cơ sở kinh doanh ở địa bàn miền núi thuộc đối tượng được xét giảm thuế doanh thu theo Thông tư này có trách nhiệm:
- Xuất trình giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế theo đúng quy định.
- Kê khai, đăng ký nộp thuế doanh thu với cơ quan thuế theo đúng quy định.
- Kê khai đầy đủ doanh thu phát sinh theo định kỳ do cơ quan thuế quy định. Việc tính giảm thuế sẽ do cơ quan trực tiếp tính và thủ trưởng cơ quan thuế xét duyệt ngay trong tờ khai tính thuế của cơ sở trong sổ bộ thuế.
Những cơ sở vi phạm chế độ kê khai, đăng ký nộp thuế, chế độ sổ sách, chứng từ kế toán quy định thì không được giảm thuế doanh thu theo nội dung Thông tư này; đồng thời tuỳ theo mức độ vi phạm cụ thể mà bị xử lý theo các quy định hiện hành.
Việc giảm thuế theo nội dung Thông tư này được tính toán sau khi đã trừ đi toàn bộ các khoản giảm khác về thuế doanh thu (nếu có).
c) Cơ quan thuế phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng số thuế doanh thu phải nộp, số thuế doanh thu được giảm, số thuế doanh thu còn phải nộp và các chỉ tiêu khác theo quy định trên chứng từ thu, tờ khai thuế hàng tháng, sổ bộ thuế và các sổ sách kế toán thuế.
Cuối năm cơ quan thuế phải cùng với Sở Tài chính tổng hợp đầy đủ rõ ràng số thuế doanh thu phải nộp, số được giảm, số còn phải nộp của từng doanh nghiệp ở địa phương (kèm theo chứng từ nộp thuế) gửi về Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính để xem xét việc miễn giảm nói trên.
Thông tư này thi hành từ ngày 1/1/1995 thay thế các Thông tư số 20 TC/TCT ngày 12/3/1994 và Thông tư số 07 TC/TCT của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các địa phương báo cáo để Bộ Tài chính xem xét giải quyết kịp thời.
Vũ Mộng Giao (Đã Ký) |
- 1Thông tư 07 TC/TCT-1995 bổ sung Thông tư 20 TC/TCT năm 1994 về việc giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 24TC/TCT-1996 hướng dẫn việc giảm thuế doanh thu năm 1996 đối với cơ sở kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 20 TC/TCT năm 1994 hướng dẫn giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 07 TC/TCT-1995 bổ sung Thông tư 20 TC/TCT năm 1994 về việc giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 24TC/TCT-1996 hướng dẫn việc giảm thuế doanh thu năm 1996 đối với cơ sở kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 20 TC/TCT năm 1994 hướng dẫn giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật Thuế Doanh thu 1990
- 2Luật Thuế Doanh thu sửa đổi 1993
- 3Nghị định 55-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế doanh thu và Luật thuế doanh thu sửa đổi
- 4Chỉ thị 525-TTg về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền núi do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 5Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994
Thông tư 30/TC/TCT-1995 hướng dẫn việc giảm thuế doanh thu năm 1995 đối với cơ sở kinh doanh trên địa bàn miền núi do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 30/TC/TCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/04/1995
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Vũ Mộng Giao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1995
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực