Mục 1 Chương 2 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 8. Điều kiện để trở thành thành viên
1. Đối với cá nhân:
a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.
2. Đối với hộ gia đình:
a) Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;
b) Các thành viên của hộ gia đình phải cử một thành viên của hộ gia đình làm người đại diện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với pháp nhân:
a) Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động hợp pháp và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Người đại diện của pháp nhân tham gia thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc cá nhân được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền tham gia.
4. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
5. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
6. Hội đồng quản trị quyết định việc kết nạp thành viên và tổng hợp danh sách kết nạp trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất
7. Quỹ tín dụng nhân dân phải quy định trong Điều lệ về điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên.
Điều 9. Chấm dứt tư cách thành viên
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách:
(i) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích;
(ii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân;
(iii) Thành viên không còn đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm c(i) khoản này;
(iv) Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Hội đồng quản trị quyết định việc chấm dứt tư cách thành viên và tổng hợp danh sách trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.
3. Việc xử lý vốn góp của thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii) khoản 1 Điều này:
(i) Được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
(ii) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự: quyền, nghĩa vụ của thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
(iii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân: thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản;
b) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Thành viên được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
c) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Thành viên không được chuyển nhượng vốn góp. Việc hoàn trả vốn góp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
4. Thành viên chấm dứt tư cách thành viên được hưởng phúc lợi (nếu có) theo quyết định của Đại hội thành viên sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 10. Góp vốn của thành viên
1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung:
a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng và được quy định tại Điều lệ;
b) Mức vốn góp bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều lệ.
2. Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
3. Đại hội thành viên quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Việc ghi nhận vốn góp của thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này vào vốn điều lệ được thực hiện như sau:
a) Vốn góp xác lập tư cách thành viên được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên mới;
b) Vốn góp bổ sung được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi các thành viên đã hoàn thành việc góp vốn.
5. Căn cứ số vốn thực góp của thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện:
a) Phát hành Thẻ thành viên theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Sổ vốn góp theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này cho thành viên mới sau khi được Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên;
b) Thực hiện cập nhật thay đổi mức vốn góp vào Sổ góp vốn cho thành viên sau khi thành viên hoàn thành góp vốn bổ sung.
6. Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi việc góp vốn; chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp và hoàn trả vốn góp của thành viên.
Điều 11. Chia lãi cho thành viên
Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân được chia lãi căn cứ theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên tại quỹ tín dụng nhân dân và do Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 12. Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Quỹ tín dụng nhân dân hoàn trả phần vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc hoàn trả phần vốn góp vượt quá tổng mức vốn góp tối đa của thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Việc hoàn trả vốn góp cho thành viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với thành viên: Thành viên đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của mình đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm:
(i) Các khoản nợ (cả gốc và lãi) của thành viên;
(ii) Các khoản tổn thất mà thành viên chịu trách nhiệm bồi thường;
(iii) Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
(i) Không làm giảm giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thấp hơn mức vốn pháp định;
(ii) Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nhận tiền gửi từ thành viên, mua, đầu tư vào tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân trước và sau khi hoàn trả vốn góp cho thành viên;
(iii) Số vốn góp hoàn trả cho thành viên trong trường hợp hoàn trả toàn bộ vốn góp được xác định theo công thức sau:
A = B - C
Trong đó:
A: Số vốn góp hoàn trả cho thành viên.
B: Tổng số vốn xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung đã góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
C: Các nghĩa vụ tài chính của thành viên phải thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Việc hoàn trả vốn góp khi thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này phải được Đại hội thành viên thông qua.
Việc hoàn trả vốn góp khi thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii) và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này do Hội đồng quản trị quyết định và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.
5. Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) về việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên có tỷ lệ vốn góp từ 5% đến 10% mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 13. Thay đổi mức vốn điều lệ
1. Hội đồng quản trị quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:
a) Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn bổ sung;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii) và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
2. Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:
a) Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
3. Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về số thành viên được kết nạp mới, số thành viên cho ra khỏi thành viên, tổng số vốn góp đã góp của thành viên, tổng số vốn góp đã hoàn trả trong tháng để thực hiện công tác quản lý, giám sát.
4. Trình tự, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân đối với mức vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 29/2024/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/06/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 825 đến số 826
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời hạn hoạt động
- Điều 5. Tính chất và mục tiêu hoạt động
- Điều 6. Tên của quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 7. Địa bàn hoạt động
- Điều 8. Điều kiện để trở thành thành viên
- Điều 9. Chấm dứt tư cách thành viên
- Điều 10. Góp vốn của thành viên
- Điều 11. Chia lãi cho thành viên
- Điều 12. Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
- Điều 13. Thay đổi mức vốn điều lệ
- Điều 14. Triệu tập Đại hội thành viên
- Điều 15. Chuẩn bị Đại hội thành viên
- Điều 16. Tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên
- Điều 17. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 18. Họp Hội đồng quản trị
- Điều 19. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 20. Ban kiểm soát
- Điều 21. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát
- Điều 22. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Giám đốc
- Điều 23. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh
- Điều 24. Huy động vốn
- Điều 25. Sổ tiết kiệm trắng
- Điều 26. Hoạt động cho vay
- Điều 27. Quy định nội bộ về cho vay, quản lý khoản cho vay
- Điều 28. Hoạt động khác