Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2014/TT-BTC | Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2014 |
THÔNG TƯ
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 như sau:
1. Sửa đổi
“8) Hàng hóa nhập khẩu giống hệt: Là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện bao gồm:
8.1) Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số theo phân loại của Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam;
8.2) Chất lượng sản phẩm;
8.3) Nhãn hiệu sản phẩm;
8.4) Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền.
Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.”
“18) Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu là:
18.1) Phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
18.1.1) Hàng hóa nhập khẩu được bán lại nguyên trạng tại thị trường Việt Nam hoặc được gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu;
18.1.2) Hàng hóa nhập khẩu có gắn nhãn hiệu hàng hóa khi bán tại thị trường Việt Nam.
18.2) Phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác thể hiện trên hợp đồng mua bán, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
18.2.1) Sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu;
18.2.2) Hàng hóa nhập khẩu mang sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác;
18.2.3) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc hoặc thiết bị được chế tạo hoặc sản xuất để ứng dụng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác.
Ví dụ về hàng hóa nhập khẩu mang bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật nêu tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
19) Gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu bao gồm:
19.1) Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự);
19.2) Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần;
19.3) Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác;
19.4) Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự;
19.5) Việc trộn đơn giản hàng hóa nhập khẩu với các thành phần khác bao gồm cả việc pha loãng với nước hoặc các chất khác, nhưng không làm thay đổi đặc tính cơ bản của sản phẩm;
19.6) Việc lắp, ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh;
Lắp ráp đơn giản là việc lắp ráp các chi tiết, linh kiện, bộ phận lại với nhau bằng các dụng cụ lắp ráp (vít, bulông, đai ốc, êcu), hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp. Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp, các bộ phận cấu thành không phải trải qua bất cứ quá trình gia công nào khác để sản phẩm trở thành dạng hoàn thiện.
19.7) Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ điểm 19.1 đến điểm 19.6 khoản 19 Điều này;
19.8) Giết, mổ động vật nhưng không qua chế biến.
20) Như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu là:
20.1) Người mua chỉ mua được hàng hóa nhập khẩu từ nhà cung cấp do chủ sở hữu trí tuệ chỉ định hoặc nhà cung cấp có liên quan đến chủ sở hữu trí tuệ; hoặc hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của chủ sở hữu trí tuệ; hoặc
20.2) Người mua chỉ mua được hàng hóa nhập khẩu khi trả phí bản quyền, phí giấy phép cho người bán hoặc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
2. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.2.5.1 điểm 1.2.5
“1.2.5.1) Điều kiện để điều chỉnh cộng: Chỉ điều chỉnh cộng khi có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế;
b) Phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa đang được xác định trị giá tính thuế thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
c) Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế”.
3. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 21. Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
1) Tiêu chí xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá:
1.1) Hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu cao;
1.2) Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu;
1.3) Hàng hóa xuất khẩu có tần suất vi phạm cao về trị giá hải quan trong khoảng thời gian đánh giá;
1.4) Hàng hóa có rủi ro khai không đúng trị giá giao dịch nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế xuất khẩu;
1.5) Hàng hóa có rủi ro khai tăng trị giá xuất khẩu để hưởng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu;
1.6) Hàng hóa có các rủi ro khác về trị giá hải quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
2) Nguồn thông tin xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
2.1) Nguồn thông tin trong ngành hải quan:
2.1.1) Nguồn thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự và đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá tính thuế do doanh nghiệp khai báo tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.2) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả tham vấn, kết quả điều chỉnh giá, kết quả phúc tập về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan, được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế hàng ngày;
2.1.3) Nguồn thông tin về kết quả giải quyết khiếu nại về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện, được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.4) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá tính thuế do lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan và được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro;
2.1.5) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý đối với hành vi gian lận về trị giá tính thuế do lực lượng chống buôn lậu thực hiện trong hoạt động kiểm soát, điều tra chống buôn lậu được cập nhật tại Hệ thống cơ sở dữ liệu thu thập thông tin;
2.1.6) Nguồn thông tin về tình hình gian lận thương mại, về kết quả xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện phân luồng tại Hệ thống thông tin quản lý rủi ro;
2.1.7) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra do Thanh tra hoặc các lực lượng khác của ngành hải quan thực hiện trước, trong, sau khi hàng hóa được thông quan;
2.1.8) Nguồn thông tin từ báo cáo đề xuất bổ sung, điều chỉnh của Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Điều này.
2.2) Nguồn thông tin ngoài ngành hải quan:
2.2.1) Nguồn thông tin về giá giao dịch trên thị trường thế giới (đối với mặt hàng có giá giao dịch trên thị trường thế giới) được thể hiện trên trang tin điện tử của thị trường giao dịch mặt hàng đó;
2.2.2) Nguồn thông tin về dấu hiệu gian lận thương mại trong khai báo trị giá do các cơ quan có liên quan như: cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, ngân hàng thương mại hoặc do các Bộ, ngành, cơ quan thuế, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan hải quan;
2.2.3) Nguồn thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự với hàng hóa xuất khẩu, mối liên hệ giữa giá bán thị trường và giá bán hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập định kỳ hoặc cơ quan thuế cung cấp (nếu có);
2.3) Các nguồn thông tin nêu trên được thu thập trong khoảng thời gian sáu tháng kể từ ngày ký ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá đang có hiệu lực áp dụng. Sau khi thu thập được, các nguồn thông tin phải được phân tích, quy đổi về cùng điều kiện mua bán trước khi được sử dụng để xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro và mức giá tham chiếu.
3) Nguyên tắc xây dựng, bổ sung, điều chỉnh, sử dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu:
3.1) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro theo các tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ, thông tin và dữ liệu hiện có trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan tại thời điểm đánh giá. Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá phải phản ánh được thông tin về hàng hóa như: mã số hàng hóa, mô tả hàng hóa hoặc tên hàng cụ thể.
3.2) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu trên cơ sở các nguồn thông tin được thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều này.
3.3) Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan, xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp đặt trị giá tính thuế, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.
4) Thời hạn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo: Định kỳ sáu tháng một lần hoặc trong trường hợp cần thiết trên cơ sở xem xét:
4.1) Các kiến nghị của các Bộ, Ngành, Hiệp hội, tổ chức, cá nhân;
4.2) Đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.
5) Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo:
5.1) Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
5.1.1) Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu vào hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng.
5.1.2) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, tình hình kim ngạch, mức thuế suất thuế xuất khẩu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan:
5.1.2.1) Bổ sung mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá nhưng chưa có mức giá tham chiếu theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.2) Điều chỉnh mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp mức giá khai báo và các thông tin thu thập được có biến động tăng hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.3) Bổ sung mặt hàng vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.2) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo trên cơ sở: Tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Thông tư này, nguồn thông tin theo quy định tại Điều 8 Thông tư 175/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều này, quy định về xây dựng, quản lý Danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu tại Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC.”
4.
“Điều 22. Kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng xuất khẩu
a) So sánh mức giá khai báo với:
a.1) Mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá.
b) Kiểm tra tính phù hợp các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa;
c) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và các chứng từ trong hồ sơ hải quan.
2) Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Bác bỏ mức giá khai báo, xác định trị giá tính thuế và ban hành Thông báo trị giá tính thuế (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này), đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật khi cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ (sau đây gọi là mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ). Các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:
a.1) Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không phù hợp;
a.2) Nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và các chứng từ trong hồ sơ hải quan có mâu thuẫn.
b.1) Trường hợp doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới 365 ngày theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC:
Cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b.1.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo thì cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá tính thuế (mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này), thực hiện ấn định thuế theo mức giá đã xác định và ghi rõ trên tờ khai hải quan.
b.1.2) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định thì phải ghi rõ nội dung “đề nghị tham vấn”, thời gian tham vấn tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo. Người khai hải quan được thực hiện quyền tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều này và phải thực hiện việc bảo đảm theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3, khoản 4 Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
Cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan thực hiện việc bảo đảm, mức giá để tính khoản bảo đảm được xác định theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
d) Trường hợp không có dấu hiệu nghi vấn về thủ tục hồ sơ và mức giá hàng xuất khẩu và người khai hải quan đã nộp đủ thuế theo mức giá khai báo thì được thông quan hoặc giải phóng hàng. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
đ) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định mức giá tính thuế. Mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán.
3) Tham vấn:
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 10% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.
3.2) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.
3.3) Thẩm quyền tham vấn:
3.3.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị.
3.3.2) Căn cứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, khoảng cách giữa Chi cục và Cục, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh thành phố thực hiện phân cấp cho Chi cục trưởng thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc diện phải tham vấn nhưng phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả của công tác tham vấn, xác định trị giá tại các Chi cục.
3.4) Chuẩn bị tham vấn:
3.4.1) Người khai hải quan: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC và các thông tin dữ liệu nhằm làm rõ tính chính xác của mức giá khai báo. Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
3.5) Thực hiện tham vấn:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị, doanh nghiệp chứng minh, giải thích các nội dung liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch xuất khẩu, mức giá khai báo, cơ sở xác định trị giá tính thuế của doanh nghiệp.
Cơ quan hải quan làm rõ các dấu hiệu nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” hoặc “bác bỏ mức giá khai báo”, đồng thời ghi mức giá tính thuế xác định vào biên bản tham vấn. Doanh nghiệp tham gia tham vấn ghi ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định vào biên bản tham vấn. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
3.6) Thời gian hoàn thành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
3.7.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định, cơ quan hải quan ghi rõ “bác bỏ mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế và thực hiện ấn định thuế theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ;
b) Người khai hải quan kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá khai báo không chính xác.
b.2) Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.
3.7.2) Cơ quan hải quan ghi rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế, đồng thời phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan hải quan không đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo hoặc có đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo nhưng người khai hải quan không thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
b) Người khai hải quan không tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
c) Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan.
3.7.3) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm 3.7.1, điểm 3.7.2 khoản này, cơ quan hải quan tính thuế theo mức giá khai báo và ban hành Thông báo trị giá tính thuế.
3.7.4) Ngay sau kết thúc tham vấn hoặc ngày làm việc liền kề với ngày tham vấn, Cục Hải quan tỉnh, thành phố (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Cục) hoặc Chi cục hải quan (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Chi cục) ra Thông báo trị giá tính thuế.
Quy định về việc ấn định thuế và nộp số thuế ấn định được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3.8) Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.”
5.
“Điều 23. Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
1) Tiêu chí xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá
1.1) Hàng hóa có thuế suất thuế nhập khẩu cao;
1.2) Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu;
1.3) Hàng hóa nhập khẩu có tần suất vi phạm cao về trị giá hải quan trong khoảng thời gian đánh giá;
1.4) Hàng hóa có rủi ro khai không đúng trị giá giao dịch nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế nhập khẩu;
1.5) Hàng hóa có rủi ro khai tăng trị giá nhập khẩu để chuyển giá;
1.6) Hàng hóa có rủi ro khai giảm trị giá nhập khẩu để bán phá giá hàng hóa vào thị trường nội địa Việt Nam;
1.7) Hàng hóa có các rủi ro khác về trị giá hải quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC.
2) Nguồn thông tin, xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
2.1) Nguồn thông tin trong ngành hải quan:
2.1.1) Nguồn thông tin về giá nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự và đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá tính thuế do doanh nghiệp khai báo tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.2) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả tham vấn, kết quả điều chỉnh giá, kết quả phúc tập về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế hàng ngày;
2.1.3) Nguồn thông tin về kết quả giải quyết khiếu nại về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện, được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.4) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá tính thuế do lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan và được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro;
2.1.5) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý đối với hành vi gian lận về trị giá tính thuế do lực lượng chống buôn lậu thực hiện trong quá trình hoạt động kiểm soát, điều tra chống buôn lậu được cập nhật tại Hệ thống cơ sở dữ liệu thu thập thông tin;
2.1.6) Nguồn thông tin về tình hình gian lận thương mại, về kết quả xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện phân luồng tại Hệ thống thông tin quản lý rủi ro;
2.1.7) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra do Thanh tra hoặc các lực lượng khác của ngành hải quan thực hiện trước, trong, sau khi hàng hóa được thông quan;
2.1.8) Nguồn thông tin từ báo cáo đề xuất bổ sung, điều chỉnh của Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Điều này.
2.2) Nguồn thông tin từ ngoài ngành hải quan:
2.2.1) Nguồn thông tin về giá kê khai do các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý theo pháp luật chuyên ngành đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của các Bộ quản lý theo pháp luật chuyên ngành;
Ví dụ: giá thuốc kê khai và kê khai lại tại trang thông tin điện tử của cục Quản lý dược (www.dav.gov.vn).
2.2.2) Nguồn thông tin từ báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành đối với ngành hàng như ôtô, xe máy, hàng điện tử, sắt thép do cơ quan hải quan thu thập định kỳ hàng tháng;
2.2.3) Nguồn thông tin giá chào bán trên mạng Internet từ những trang thông tin điện tử chính hãng hoặc có liên kết với trang thông tin điện tử chính hãng, giá giao dịch trên thị trường thế giới (đối với mặt hàng có giá giao dịch trên thị trường thế giới) được thể hiện trên trang tin điện tử của thị trường giao dịch mặt hàng đó;
2.2.4) Nguồn thông tin về dấu hiệu gian lận thương mại trong khai báo trị giá do các cơ quan có liên quan như: cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, ngân hàng thương mại hoặc do các Bộ, ngành, cơ quan thuế, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan hải quan;
2.2.5) Nguồn thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự với hàng hóa nhập khẩu, mối liên hệ giữa giá bán thị trường và giá bán hàng hóa nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập định kỳ hoặc cơ quan thuế cung cấp (nếu có);
2.2.6) Nguồn thông tin về giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến Việt Nam do cơ quan hải quan các nước cung cấp theo thỏa thuận hợp tác hải quan song phương hoặc đa phương.
2.3) Các nguồn thông tin nêu trên được thu thập trong khoảng thời gian sáu tháng kể từ ngày ký ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá đang có hiệu lực áp dụng. Sau khi thu thập được, các nguồn thông tin phải được phân tích, quy đổi về cùng điều kiện mua bán trước khi được sử dụng để xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu.
3) Nguyên tắc xây dựng, bổ sung, điều chỉnh, sử dụng Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu:
3.1) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro theo các tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ, thông tin và dữ liệu hiện có trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan tại thời điểm đánh giá. Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá phải phản ánh được thông tin về hàng hóa như: Mã số hàng hóa, mô tả hàng hóa hoặc tên hàng cụ thể.
3.2) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu trên cơ sở các nguồn thông tin được thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều này.
3.3) Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan, xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp đặt trị giá tính thuế, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.
4) Thời hạn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo: Định kỳ sáu tháng một lần hoặc trong trường hợp cần thiết trên cơ sở xem xét:
4.1) Các kiến nghị của các Bộ, Ngành, Hiệp hội, tổ chức, cá nhân;
4.2) Đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.
5) Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo:
5.1) Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
5.1.1) Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu vào hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng.
5.1.2) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, tình hình kim ngạch, mức thuế suất thuế nhập khẩu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan:
5.1.2.1) Bổ sung mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá nhưng chưa có mức giá tham chiếu theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.2) Điều chỉnh mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp mức giá khai báo và các thông tin thu thập được có biến động tăng hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.3) Bổ sung mặt hàng vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.2) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo trên cơ sở: Tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Thông tư này, nguồn thông tin theo quy định tại Điều 8 Thông tư 175/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều này, quy định về xây dựng, quản lý Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu tại Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC.”
6.
“Điều 24. Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
1) Nội dung kiểm tra trị giá:
a.1) Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. Cụ thể: Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hóa (như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ) đáp ứng được yêu cầu và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa.
Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về số chỗ ngồi, nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác.
a.2) Đơn vị tính: Phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường phù hợp với tính chất loại hàng (như: m, kg), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như: thùng, hộp) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như: thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg). Đơn vị tính phải thống nhất với đơn vị tính của hàng hóa có cùng mã số quy định tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
a.3) Đối với các trường hợp tên hàng, đơn vị tính không được khai báo cụ thể, rõ ràng, không định lượng được theo quy định nêu trên, thì yêu cầu người khai hải quan khai làm rõ thêm thông tin về hàng hóa. Trường hợp người khai hải quan không khai thêm theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc khai thêm nhưng khai không đầy đủ thì xử lý theo quy định tại tiết a.1 điểm a khoản 2 Điều này.
b) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ (như: các phép tính số học); sự trung thực, phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (như: so sánh, đối chiếu giữa các điều khoản của hợp đồng); so sánh, đối chiếu các nội dung của hóa đơn thương mại với hợp đồng mua bán hàng hóa; so sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan.
c) Kiểm tra tính phù hợp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
d) Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và Thông tư này; các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.
Cơ sở dữ liệu giá dùng để kiểm tra trị giá khai báo là các dữ liệu giá được thu thập, cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.
2) Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế và ban hành Thông báo trị giá tính thuế (mẫu số 4 kèm theo Thông tư này), đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật khi cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế (sau đây gọi là mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ). Các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:
a.1) Người khai hải quan được yêu cầu khai làm rõ thêm thông tin về tên hàng, đơn vị tính nhưng người khai hải quan không khai hoặc khai không đầy đủ;
a.2) Có sự mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan và có cơ sở để xác định người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá;
Ví dụ: Có sự khác biệt về mô tả hàng hóa giữa hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán hàng hóa.
a.3) Hồ sơ hải quan không phù hợp với các chứng từ có liên quan;
a.4) Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá (ví dụ: không khai báo các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ, các điều kiện về quyền định đoạt, về mối quan hệ đặc biệt);
a.5) Áp dụng không đúng nguyên tắc, trình tự, nội dung các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC;
a.6) Không thoả mãn một trong các điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC;
Ví dụ: Người khai hải quan không thoả mãn điều kiện về quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; không thoả mãn điều kiện về thời gian khi lựa chọn hàng hóa giống hệt, tương tự đối với trường hợp áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.
b) Xử lý các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn:
b.2.1) Đối với mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới 365 ngày theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC: Cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b.2.1.1) Nếu người khai hải quan thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo nghi vấn mức giá khai báo thì cơ quan hải quan ban hành Thông báo xác định trị giá (mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này), thực hiện ấn định thuế theo mức giá đã xác định và ghi rõ trên tờ khai hải quan.
b.2.1.2) Nếu người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định thì phải ghi rõ nội dung “đề nghị tham vấn”, thời gian tham vấn tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo. Người khai hải quan được thực hiện quyền tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều này và phải thực hiện việc bảo đảm theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 và khoản 4 Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
Cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan thực hiện việc bảo đảm, mức giá để tính khoản bảo đảm được xác định theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP, Thông tư 205/2010/TT-BTC, ghi tại Thông báo xác định mức bảo đảm (mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
b.4) Mặt hàng nhập khẩu được coi là có dấu hiệu nghi vấn về mức giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
b.4.1) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa giống hệt, tương tự có trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá.
b.4.2) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá tính thuế thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn mức giá khai báo thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự (không so sánh với những lô hàng đang trong diện có dấu hiệu nghi vấn) đã được thông quan theo mức giá khai báo.
Mặt hàng giống hệt, tương tự dùng để so sánh là những mặt hàng được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá.
b.4.3) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của linh kiện đồng bộ mặt hàng cùng loại nhập khẩu; hoặc thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm này.
b.4.4) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá.
b.4.5) Mặt hàng nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn mức giá của hàng hóa giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6) Trường hợp không tìm được hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC để so sánh, kiểm tra mức giá khai báo thì áp dụng như sau:
b.4.6.1) Mặt hàng nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có một tính năng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6.2) Mặt hàng nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6.3) Mặt hàng nhập khẩu cùng nhãn hiệu, có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với mặt hàng cùng loại từ các nước đang phát triển có trong cơ sở dữ liệu giá.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm này.
b.4.7) Hàng hóa nhập khẩu có mức giá khai báo cao hơn trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm này.
c) Thông quan theo mức giá khai báo sau khi người khai hải quan đã nộp đủ thuế cho các trường hợp không thuộc tiết a, tiết b điểm này. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
3) Tham vấn:
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 10% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.
3.2) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.
3.3) Thẩm quyền tham vấn:
3.3.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị.
3.3.2) Căn cứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, khoảng cách giữa Chi cục và Cục, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh thành phố thực hiện phân cấp cho Chi cục trưởng thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc diện phải tham vấn nhưng phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả của công tác tham vấn, xác định trị giá tại các Chi cục.
3.4) Chuẩn bị tham vấn:
3.4.1) Người khai hải quan: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC, các thông tin dữ liệu nhằm làm rõ tính chính xác của mức giá khai báo. Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian ghi tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
3.5) Thực hiện tham vấn:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, doanh nghiệp chứng minh, giải thích các nội dung liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch nhập khẩu, mức giá khai báo, cơ sở, phương pháp xác định trị giá tính thuế của doanh nghiệp.
Cơ quan hải quan làm rõ các dấu hiệu nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” hoặc “bác bỏ mức giá khai báo”, đồng thời ghi mức giá tính thuế dự kiến xác định vào biên bản tham vấn. Doanh nghiệp tham gia tham vấn vấn ghi ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định vào biên bản tham vấn. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
3.6) Thời gian hoàn thành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
3.7.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định, cơ quan hải quan ghi rõ “bác bỏ mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế và thực hiện ấn định thuế theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ;
b) Người khai hải quan kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá khai báo không chính xác.
b.2) Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.
3.7.2) Cơ quan hải quan ghi rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế, đồng thời phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo hoặc có đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo nhưng người khai hải quan không thống nhất với trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
b) Người khai hải quan không tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
c) Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan.
3.7.3) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm 3.7.1, điểm 3.7.2 khoản này, cơ quan hải quan tính thuế theo mức giá khai báo và ban hành Thông báo trị giá tính thuế.
3.7.4) Ngay sau kết thúc tham vấn hoặc ngày làm việc liền kề với ngày tham vấn, Cục Hải quan tỉnh, thành phố (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Cục) hoặc Chi cục hải quan (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Chi cục) ra Thông báo trị giá tính thuế.
Quy định về việc ấn định thuế và nộp số thuế ấn định được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3.8) Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.”
7.
“Điều 27. Kiểm tra trị giá tính thuế sau khi hàng hóa đã thông quan
2) Đối với lực lượng kiểm tra sau thông quan:
2.1) Các trường hợp kiểm tra:
2.1.1) Tại trụ sở cơ quan hải quan: Đối với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra, cụ thể:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong Danh mục quản lý rủi ro về trị giá có nghi vấn và không thuộc đối tượng phải tham vấn theo quy định tại Điều 22, Điều 24 Thông tư này;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nằm trong Danh mục quản lý rủi ro về trị giá có nghi vấn.
2.1.2) Tại trụ sở doanh nghiệp:
b) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;
c) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm về trị giá do kiểm tra sau thông quan thu thập được hoặc do đánh giá mức độ rủi ro theo mặt hàng, theo doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Kiểm tra sau thông quan về trị giá theo chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo.
2.2) Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra.
2.3) Kiểm tra trị giá:
2.3.1) Kiểm tra trị giá hàng xuất khẩu:
2.3.1.1) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan:
a) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này.
Kiểm tra tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Nội dung kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra, căn cứ nội dung làm việc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, nội dung giải trình của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá: Công chức kiểm tra (từ 02 công chức) phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp từ chối ký biên bản kiểm tra thì người lập biên bản kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối.
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Bác bỏ trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những sai phạm bao gồm:
b.1.1) Có sự mâu thuẫn về hồ sơ, tài liệu như: mâu thuẫn giữa các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa; mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan; mâu thuẫn giữa hồ sơ hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan;
b.1.2) Hồ sơ hải quan và các chứng từ không hợp pháp;
b.1.3) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khẳng định mức giá khai báo hàng hóa xuất khẩu không chính xác;
b.1.4) Quá thời hạn yêu cầu giải trình mà doanh nghiệp không đến giải trình, không giải trình hoặc không giải trình được các nghi vấn của cơ quan hải quan (như: tính hợp lý của hồ sơ; tính hợp lý của mức giá khai báo và giá của mặt hàng xuất khẩu giống hệt, tương tự; nội dung giải trình của doanh nghiệp có mâu thuẫn với hồ sơ hải quan);
b.1.5) Quá thời hạn yêu cầu mà doanh nghiệp không cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ các hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
b.2) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định trị giá tính thuế. Mức giá xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ mức trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi quy đổi về cùng điều kiện mua bán.
b.3) Chấp nhận trị giá khai báo của doanh nghiệp nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b.1 điểm này.
Đối với các trường hợp vẫn còn nghi vấn về mức giá khai báo, nghi vấn về hồ sơ, chứng từ; các trường hợp doanh nghiệp chưa thống nhất với nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
2.3.1.2) Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Nội dung kiểm tra:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin đã có, lực lượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ tài liệu có liên quan, giải trình, làm rõ nội dung liên quan đến việc khai báo giá hàng hóa xuất khẩu:
a.1) So sánh mức giá khai báo với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá;
a.2) Kiểm tra tính phù hợp giữa các nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
a.3) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan, giữa hồ sơ hải quan và các chứng từ, tài liệu có liên quan (như: chứng từ kế toán; chứng từ do các tổ chức, cá nhân khác cung cấp; chứng từ do cơ quan hải quan thu thập).
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Bác bỏ trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những sai phạm bao gồm:
b.1.1) Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không phù hợp;
b.1.2) Có sự mâu thuẫn về hồ sơ, tài liệu như: Mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan; mâu thuẫn giữa hồ sơ hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan;
b.1.3) Hồ sơ hải quan và các chứng từ không hợp pháp;
b.1.4) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của của cơ quan hải quan trong thời gian kiểm tra.
b.2) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định trị giá tính thuế. Mức giá xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi quy đổi về cùng điều kiện mua bán.
2.3.2) Kiểm tra trị giá hàng nhập khẩu:
2.3.2.1) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan:
a) Nội dung kiểm tra:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin đã có, lực lượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ tài liệu có liên quan, giải trình, làm rõ nội dung liên quan đến việc khai báo trị giá như: các yếu tố của giao dịch nhập khẩu; mức giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tính thuế doanh nghiệp sử dụng.
Kiểm tra tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Nội dung kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra, căn cứ nội dung làm việc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, nội dung giải trình của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá: Công chức kiểm tra (từ 02 công chức) phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp từ chối ký biên bản kiểm tra thì người lập biên bản kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối.
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Bác bỏ mức giá khai báo và xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:
b.1.1) Trong quá trình kiểm tra phát hiện có sự mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Thông tư này;
b.1.2) Doanh nghiệp kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1.2.1) Người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu có thông tin xác nhận mức giá khai báo không đúng với thực tế mua bán;
b.1.2.2) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá giao dịch không chính xác;
b.1.2.3) Thông tin doanh nghiệp cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.
b.1.3) Doanh nghiệp không giải trình hoặc giải trình không được về tính chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1.3.1) Quá thời gian yêu cầu giải trình mà doanh nghiệp không đến giải trình;
b.1.3.2) Quá thời hạn yêu cầu mà doanh nghiệp không cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan;
b.1.3.3) Doanh nghiệp không giải trình, không chứng minh được các nghi vấn của cơ quan hải quan (như: về tính hợp lý hồ sơ; mức giá khai báo hay mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch; nội dung trả lời của doanh nghiệp mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc xuất trình có mâu thuẫn; tính hợp lý của mức giá khai báo với mức giá của các mặt hàng giống hệt, tương tự có trên cơ sở dữ liệu giá).
Cơ quan hải quan áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 13 đến Điều 19 Mục II chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
b.2) Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b.1 điểm này.
b.3) Đối với các trường hợp vẫn còn nghi vấn về mức giá khai báo, nghi vấn về hồ sơ, chứng từ; các trường hợp doanh nghiệp chưa thống nhất với nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
2.3.2.2) Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Nội dung kiểm tra:
a.1) Kiểm tra tính chính xác của nội dung khai báo: kiểm tra các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá như: tên hàng, đơn vị tính. Việc kiểm tra này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
a.2) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ như các phép tính số học; kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan, giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kế toán; giữa hồ sơ hải quan và các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (như: chứng từ kế toán; chứng từ do các tổ chức, cá nhân khác cung cấp, chứng từ do cơ quan hải quan thu thập);
a.3) Kiểm tra tính chính xác của việc thanh toán trị giá hàng hóa nhập khẩu như: thanh toán giữa chứng từ kế toán, chứng từ ngân hàng với hợp đồng, hóa đơn thương mại, các khoản thanh toán khác;
a.4) Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế, các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.
a.5) Kiểm tra, so sánh đối chiếu mức giá khai báo với dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra, với những mức giá khai báo của mặt hàng giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận.
a.6) Kiểm tra các nội dung phát sinh khác.
b) Xử lý kết quả kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24; quy định tại tiết b1, b2 điểm 2.3.2.1 Điều này.
c) Cơ quan hải quan áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 13 đến Điều 19 Mục II chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
Kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo các quy định về kiểm tra sau thông quan, các quy định về xác định trị giá tính thuế.”
8. Thay thế các cụm từ, các mẫu tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC như sau:
8.1) Hàng hóa xuất khẩu: Thay thế cụm từ “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa xuất khẩu về giá cấp Cục” thành “Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá”;
8.2) Hàng hóa nhập khẩu: Thay thế cụm từ “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Cục” và “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Tổng cục” thành “Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá”;
8.3) Thay thế mẫu số 1, mẫu số 2, mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC thành mẫu số 1, mẫu số 2, mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này và áp dụng cho cả hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 12 tháng 4 năm 2014.
Bãi bỏ Điều 26, điểm 2.2 khoản 2 Điều 10 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
2. Quy định về thời hạn nộp thuế tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 11, điểm 1.2.5.4 và điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013; Việc xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 và Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013.
3. Các ví dụ nêu tại Thông tư này chỉ minh họa cho một tình huống cụ thể của quy định.
4. Cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo đúng quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007, Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 và Thông tư này. Trường hợp có phát sinh vướng mắc, phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 16743/BTC-TCHQ áp dụng tỷ giá để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không chịu thuế thực hiện thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 3537/QĐ-TCHQ năm 2013 quy trình xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 5Công văn 1011/TXNK-TGHQ năm 2017 về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 6Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 50/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 5Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
- 3Luật quản lý thuế 2006
- 4Nghị định 40/2007/NĐ-CP về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- 5Luật Hải quan 2001
- 6Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 7Công văn 16743/BTC-TCHQ áp dụng tỷ giá để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không chịu thuế thực hiện thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 156/2011/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 87/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại
- 10Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 11Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 12Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 3537/QĐ-TCHQ năm 2013 quy trình xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Thông tư 175/2013/TT-BTC quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 16Công văn 3844/TCHQ-TXNK năm 2014 thống nhất thực hiện Thông tư 29/2014/TT-BTC về quản lý giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 17Công văn 1011/TXNK-TGHQ năm 2017 về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
Thông tư 29/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 29/2014/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/02/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 341 đến số 342
- Ngày hiệu lực: 12/04/2014
- Ngày hết hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra