Điều 9 Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 9. Quy trình xây dựng chương trình
1. Chuẩn bị
a) Thành lập ban chủ nhiệm xây dựng chương trình.
b) Xây dựng đề cương tổng hợp, chi tiết và ký hợp đồng xây dựng chương trình.
c) Tập huấn phương pháp, quy trình xây dựng chương trình cho các thành viên ban chủ nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề.
2. Thiết kế chương trình
a) Xác định các công việc vào cấp trình độ đào tạo (bao gồm kiến thức, kỹ năng) trên cơ sở bậc trình độ kỹ năng nghề và mục tiêu dạy nghề theo cấp trình độ, mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tổng hợp kiến thức, kỹ năng nghề theo cấp trình độ đào tạo, mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Lập mối quan hệ giữa các mô đun/môn học với các nhiệm vụ và công việc; lập sơ đồ quan hệ giữa các mô đun/môn học với nhau theo cấp trình độ đào tạo; mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thiết kế cấu trúc của chương trình gồm: chương trình tổng quát; chương trình các mô đun, môn học; bộ đề thi tốt nghiệp.
3. Biên soạn chương trình
a) Biên soạn chương trình tổng quát gồm: thông tin chung; mục tiêu đào tạo; thời gian của khóa học, thời gian thực học; danh mục các mô đun, môn học và phân bổ thời gian của từng mô đun/môn học; đề thi tốt nghiệp; hướng dẫn sử dụng chương trình; mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Chương trình mô đun/môn học gồm: vị trí, tính chất; mục tiêu mô đun/môn học; nội dung mô đun/môn học (nội dung tổng quát và phân bổ thời gian của bài/chương trong mô đun/môn học; nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương); điều kiện thực hiện mô đun/môn học; nội dung, phương pháp đánh giá; hướng dẫn sử dụng; mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 10, Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Biên soạn đề thi tốt nghiệp
- Căn cứ vào các kiến thức cần có khi thực hiện các công việc của nghề theo trình độ đào tạo, tiến hành phân bổ số lượng câu hỏi cần phải biên soạn theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này; biên soạn các câu hỏi, đáp án, sắp xếp các câu hỏi thành từng đề thi theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Căn cứ vào các kỹ năng cần có khi thực hiện các công việc của nghề theo trình độ đào tạo, tiến hành phân bổ bài tập/bài thực hành cần phải biên soạn theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này; biên soạn đề thi thực hành theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia cho chương trình của nghề
a) Thành phần gồm: giáo viên, giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy của nghề, nhà quản lý, nghiên cứu và chuyên gia kỹ thuật của nghề.
b) Số lượng thành viên tham gia hội thảo từ 15 - 25 người.
5. Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo chương trình
a) Sửa chữa biên tập tổng thể chương trình.
b) Xin ý kiến chuyên gia về chương trình (tối thiểu 05 ý kiến).
c) Hoàn thiện dự thảo chương trình.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng chương trình
7. Bảo vệ chương trình
a) Gửi bản dự thảo cho hội đồng thẩm định; chuẩn bị báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng chương trình.
b) Bảo vệ chương trình trước hội đồng thẩm định.
c) Hoàn thiện theo ý kiến của hội đồng thẩm định (nếu có).
d) Giao nộp cho Tổng cục Dạy nghề chương trình dạy nghề sau khi hoàn chỉnh theo ý kiến của hội đồng thẩm định.
Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 29/2013/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/10/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 777 đến số 778
- Ngày hiệu lực: 07/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia
- Điều 4. Yêu cầu xây dựng chương trình
- Điều 5. Nội dung, cấu trúc chương trình
- Điều 6. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình
- Điều 7. Thời gian và phân bổ thời gian của khóa học
- Điều 8. Bộ đề thi tốt nghiệp
- Điều 9. Quy trình xây dựng chương trình
- Điều 10. Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình
- Điều 11. Quy trình thẩm định chương trình
- Điều 12. Hội đồng thẩm định chương trình