Điều 18 Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 18. Hội đồng thẩm định giáo trình
1. Thành lập hội đồng thẩm định giáo trình cho từng nghề do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất các thành viên tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, địa phương, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các trường có liên quan để thực hiện nhiệm vụ thẩm định giáo trình của từng nghề, từng cấp trình độ đào tạo.
2. Thành phần, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn thành viên của hội đồng thẩm định giáo trình
a) Thành phần của hội đồng thẩm định giáo trình gồm có: chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên.
b) Số lượng thành viên của hội đồng thẩm định giáo trình có 9 hoặc 11 người, có đầy đủ thành phần theo từng lĩnh vực chuyên môn của nghề.
c) Cơ cấu gồm: giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của nghề.
d) Tiêu chuẩn thành viên của hội đồng thẩm định giáo trình là những người có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình của nghề; có uy tín trong sản xuất kinh doanh, quản lý, giảng dạy, biên soạn giáo trình trong lĩnh vực của nghề.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng thẩm định giáo trình
a) Được thành lập tiểu ban giúp việc thẩm định giáo trình một số mô đun/môn học của nghề cho hội đồng thẩm định giáo trình, để thực hiện các nội dung thẩm định một số giáo trình mô đun/môn học được giao của nghề, theo quy định tại
b) Trường hợp hội đồng thẩm định giáo trình có đủ kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn theo từng lĩnh vực của nghề để thẩm định toàn bộ giáo trình mô đun/môn học của nghề được giao theo quy định tại
c) Trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của tiểu ban giúp việc thẩm định do hội đồng thẩm định quy định.
d) Được tập huấn phương pháp, quy trình thẩm định giáo trình.
đ) Hội đồng thẩm định giáo trình tổ chức tập huấn phương pháp, quy trình thẩm định giáo trình cho tiểu ban giúp việc thẩm định.
4. Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng thẩm định giáo trình
a) Hội đồng thẩm định giáo trình là tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trong việc thẩm định giáo trình cho từng nghề.
b) Đọc nhận xét, đánh giá giáo trình; tổ chức thẩm định; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về chất lượng giáo trình.
c) Báo cáo kết quả thẩm định trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề xem xét, quyết định phê duyệt. Hồ sơ kết quả thẩm định gồm: bản nhận xét, đánh giá và phiếu đánh giá của từng thành viên hội đồng thẩm định giáo trình; bản nhận xét, đánh giá của tiểu ban giúp việc thẩm định (nếu có); biên bản các lần họp của hội đồng thẩm định; báo cáo quá trình tổ chức và kết quả thẩm định; tập hợp hồ sơ thẩm định và lập tờ trình để đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề xem xét, quyết định phê duyệt kèm theo dự thảo giáo trình đã hoàn thiện.
5. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định giáo trình
a) Hội đồng thẩm định giáo trình làm việc dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng.
b) Phiên họp của hội đồng thẩm định giáo trình đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có chủ tịch và thư ký.
c) Hội đồng thẩm định giáo trình làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; các trưởng tiểu ban giúp việc thẩm định (nếu có) báo cáo; thành viên của hội đồng thẩm định giáo trình nhận xét, đánh giá về bản dự thảo giáo trình; hội đồng thẩm định nghe ý kiến giải trình của ban chủ nhiệm; hội đồng thẩm định giáo trình tổ chức bỏ phiếu đánh giá; chủ tịch hội đồng kết luận.
d) Biên bản cuộc họp của hội đồng thẩm định giáo trình phải có chữ ký đầy đủ của các thành viên tham dự.
Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 29/2013/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/10/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 777 đến số 778
- Ngày hiệu lực: 07/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia
- Điều 4. Yêu cầu xây dựng chương trình
- Điều 5. Nội dung, cấu trúc chương trình
- Điều 6. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình
- Điều 7. Thời gian và phân bổ thời gian của khóa học
- Điều 8. Bộ đề thi tốt nghiệp
- Điều 9. Quy trình xây dựng chương trình
- Điều 10. Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình
- Điều 11. Quy trình thẩm định chương trình
- Điều 12. Hội đồng thẩm định chương trình