Điều 10 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về quy định hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 10. Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng
1. Quy trình đánh giá nội bộ hệ thống bảo đảm chất lượng:
a) Xây dựng kế hoạch;
b) Thực hiện đánh giá hệ thống;
c) Phê duyệt báo cáo, công bố và lưu trữ.
2. Xây dựng kế hoạch
a) Hằng năm, đơn vị phụ trách xây dựng kế hoạch đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt. Kế hoạch thể hiện đơn vị được đánh giá, nội dung và thời gian thực hiện đánh giá.
b) Căn cứ kế hoạch đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt, các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.
3. Yêu cầu trong đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng:
a) Đảm bảo trung thực, khách quan, đầy đủ thông tin, minh chứng hợp lệ;
b) Đánh giá các nội dung của từng lĩnh vực quản lý chất lượng của các đơn vị và của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Huy động sự tham gia của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc;
d) Kết quả đánh giá công tác bảo đảm chất lượng từng đơn vị và kết quả đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai cho các đối tượng liên quan biết;
đ) Toàn bộ minh chứng, tài liệu phục vụ đánh giá được lưu trữ.
4. Thực hiện đánh giá, viết báo cáo
a) Đánh giá cấp đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá các nội dung sau:
- Sự phù hợp và kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của đơn vị theo
- Sự phù hợp và kết quả vận hành các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đánh giá và quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng liên quan đã được ban hành;
- Thực hiện quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng tại đơn vị.
Đơn vị đánh giá viết báo cáo đánh giá công tác bảo đảm chất lượng gửi về đơn vị phụ trách để tổng hợp, báo cáo.
b) Đánh giá cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phụ trách chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá các nội dung sau:
- Sự phù hợp của chính sách chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại
- Sự phù hợp và kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại
- Sự phù hợp và kết quả vận hành các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng của các lĩnh vực quản lý chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng.
c) Căn cứ vào báo cáo công tác bảo đảm chất lượng cấp đơn vị và kết quả đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị phụ trách viết báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với từng lĩnh vực quản lý chất lượng, từng đợt đánh giá hoặc toàn bộ hệ thống khi thấy cần thiết. Đơn vị phụ trách lấy ý kiến các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện người học và đại diện các tổ chức Đảng, đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với các nội dung đánh giá có liên quan; tổng hợp và hoàn thiện báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
d) Đơn vị phụ trách thường xuyên theo dõi, kiểm tra kế hoạch đánh giá công tác bảo đảm chất lượng của các đơn vị, phát hiện kịp thời các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng cần khắc phục. Trong trường hợp cần thiết báo cáo, đề xuất người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá độc lập.
5. Phê duyệt, công khai kết quả đánh giá
a) Đơn vị phụ trách tổ chức công bố công khai báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời hạn 30 ngày làm việc.
b) Báo cáo bảo đảm chất lượng của các đơn vị, báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp và toàn bộ minh chứng, tài liệu liên quan được lưu trữ theo quy định.
Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về quy định hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc, yêu cầu hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 5. Công tác chuẩn bị
- Điều 6. Tổ chức và nhân sự bảo đảm chất lượng
- Điều 7. Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng
- Điều 8. Thiết lập hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng
- Điều 9. Phê duyệt, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 10. Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 11. Thực hiện cải tiến
- Điều 12. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền
- Điều 13. Nội dung và chu kỳ tự đánh giá chất lượng
- Điều 14. Yêu cầu tự đánh giá chất lượng
- Điều 15. Quy trình tự đánh giá chất lượng
- Điều 16. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng
- Điều 17. Thực hiện tự đánh giá chất lượng
- Điều 18. Thông qua và phê duyệt báo cáo tự đánh giá chất lượng
- Điều 19. Công bố báo cáo tự đánh giá chất lượng và gửi cơ quan có thẩm quyền