Chương 3 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về quy định hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 20. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên làm công tác bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
2. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cơ Sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên đầu tư để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng.
2. Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc.
Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Trường cao đẳng, trường trung cấp tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tùy theo điều kiện để quyết định thực hiện các quy định tại Mục 1, Chương II của Thông tư này.
2. Tổ chức hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp các nội dung liên quan quy định tại Thông tư này.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng của hệ thống thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
4. Phối hợp với các tổ chức quốc tế đánh giá, công nhận hệ thống bảo đảm chất lượng khi có đủ điều kiện.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để kịp thời xem xét, giải quyết
Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về quy định hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc, yêu cầu hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 5. Công tác chuẩn bị
- Điều 6. Tổ chức và nhân sự bảo đảm chất lượng
- Điều 7. Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng
- Điều 8. Thiết lập hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng
- Điều 9. Phê duyệt, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 10. Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng
- Điều 11. Thực hiện cải tiến
- Điều 12. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền
- Điều 13. Nội dung và chu kỳ tự đánh giá chất lượng
- Điều 14. Yêu cầu tự đánh giá chất lượng
- Điều 15. Quy trình tự đánh giá chất lượng
- Điều 16. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng
- Điều 17. Thực hiện tự đánh giá chất lượng
- Điều 18. Thông qua và phê duyệt báo cáo tự đánh giá chất lượng
- Điều 19. Công bố báo cáo tự đánh giá chất lượng và gửi cơ quan có thẩm quyền