Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 28/2015/TT-BCT NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2015 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương:

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Vương quốc Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Bản ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam- pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2;

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về việc gia nhập Bản ghi nhớ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 1 như sau:

“2. Ngoài các quy định liên quan đến tự chứng nhận xuất xứ quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 và Thông tư này, thương nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 2 như sau:

“2. Thương nhân được Bộ Công Thương lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 và Thông tư này vẫn có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (sau đây gọi tắt là C/O mẫu D) theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4, Điều 4 như sau:

“3. Là doanh nghiệp nhỏ và vừa trở lên.

4. Có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định cấp.”

4. Bãi bỏ mục d, khoản 3, Điều 5.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 và khoản 5, Điều 7 như sau:

“1. Thương nhân được lựa chọn ...

“Signature over Printed Name of the Authorized Signatory” là tên và chữ ký của người được thương nhân ủy quyền đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

3. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phải được ký bằng tay, nội dung tại khoản 1 Điều này phải ghi bằng tiếng Anh và ghi tên người được thương nhân ủy quyền ký đã đăng ký với Bộ Công Thương.

5. Trong trường hợp trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ không đủ chỗ để kê khai tất cả các mặt hàng, có thể đính kèm các tờ bổ sung ghi mã HS, tiêu chí xuất xứ, tên và chữ ký của người được thương nhân ủy quyền.”

6. Bổ sung khoản 6, Điều 7 như sau:

“6. Thương nhân được lựa chọn không được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với những lô hàng do cơ quan hải quan phân loại vào luồng vàng hoặc luồng đỏ khi khai báo xuất khẩu.”

7. Bổ sung mục c, khoản 1 và sửa đổi khoản 2, Điều 12 như sau:

“1. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) có trách nhiệm:

e) Chỉ định đơn vị đào tạo có đủ năng lực đào tạo về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa và cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ cho học viên.

2. Đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định có trách nhiệm:”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2017./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chtịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Viện KSND tối cao;
- Tòa án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; Vụ Pháp chế; các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, XNK.

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 27/2017/TT-BCT về sửa đổi Thông tư 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 27/2017/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/12/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1039 đến số 1040
  • Ngày hiệu lực: 06/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản