Mục 2 Chương 3 Thông tư 27/2011/TT-BTNMT quy định về kiểm nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị đo đạc bản đồ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
MỤC 2. KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH HỆ THỐNG ĐO SÂU BẰNG MÁY ĐO HỒI ÂM ĐA TIA
Điều 15. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đa tia
1. Thực hiện sau khi lắp đặt hệ thống hoàn chỉnh và hoàn tất việc đo đạc xác định được các độ lệch của các thiết bị: bộ cảm biến máy cảm biến sóng, máy la bàn, đầu biến âm của máy đo sâu hồi âm đa tia, xác định được bảng độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu. Các tham số cần thiết (hệ tọa độ, độ cao, tham số tính chuyển, các hạn sai của định vị, đo sâu, đo hướng tàu, đo các góc nghiêng ngang, nghiêng dọc, đo độ cao của sóng) phải được cài đặt hoàn chỉnh cho hệ thống. Phải đo được số liệu mặt cắt tốc độ âm thanh ở khu vực đo kiểm tra và đưa vào hệ thống.
2. Việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh này chỉ được thực hiện khi thời tiết tốt, sóng dưới 1m để đảm bảo được việc đo sâu chất lượng và ít bị sóng lắc nhất.
3. Máy định vị dùng trong hệ thống phải có độ chính xác mặt bằng tốt hơn ±3m.
4. Trên tàu đo phải có ít nhất một bộ máy tính có cài đặt phần mềm xử lý số liệu kiểm nghiệm, số liệu khảo sát. Phần mềm này có các tính năng tính số hiệu chỉnh cho độ trễ định vị, độ lệch nghiêng dọc, độ lệch hướng la bàn, độ lệch nghiêng ngang của hệ thống qua các số liệu đo kiểm nghiệm.
5. Phải đo kiểm nghiệm ít nhất 2 cặp đường.
6. Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm
Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu được thực hiện như đối với hệ thống đo sâu đơn tia quy định tại
Điều 17. Kiểm nghiệm toàn hệ thống
1. Việc kiểm nghiệm toàn hệ thống được thực hiện bằng cách “đo chỉnh” để tìm ra các sai lệch sau: độ trễ định vị (đối với các hệ thống không có thiết bị đồng bộ số liệu); độ lệch nghiêng dọc; độ lệch phương vị và độ lệch nghiêng ngang.
2. Xác định độ trễ định vị: thực hiện như đối với hệ thống đo sâu hồi âm đơn tia nêu tại
3. Xác định độ lệch nghiêng dọc:
a) Chọn khu vực có địa hình tương đối nhẵn, dốc (càng dốc càng tốt), độ sâu dưới 100m, thiết kế đường kiểm nghiệm chạy vuông góc với các đường bình độ. Chiều dài của đường chạy phải ít nhất là từ 500 đến 1000m;
b) Chạy đo 2 lần theo đường đã thiết kế cùng tốc độ tàu. Hướng chạy của 2 lần chạy là ngược nhau như mô tả tại hình 3;
Hình 3: Đồ hình chạy tàu xác định độ lệch nghiêng dọc
c) Sau khi cải chính được độ trễ định vị, độ lệch nghiêng dọc được xác định theo công thức p = tg-1 , Trong đó: p là độ lệch nghiêng dọc cần tìm, là độ rời của 2 mặt cắt theo 2 lần đo tại điểm có độ sâu z.
4. Xác định độ lệch phương vị:
a) Độ lệch phương vị là ảnh hưởng tích hợp của các độ lệch: hướng của la bàn, hướng của đầu biến âm máy đo sâu so với trục tàu;
b) Để xác định được độ lệch còn lại này, phải chọn khu vực có địa vật rõ nét (ví dụ một đụn cát chẳng hạn). Việc đo kiểm phải được thực hiện bằng 2 đường đo theo 2 hướng ngược nhau sao hai 2 vệt đo có độ chồng phủ của các tia rìa từ 10 đến 20% vệt quét và phần chồng phủ này trùm gọn địa vật đó;
c) Để tránh nhiễu do độ trễ định vị và lệch nghiêng dọc tới việc xác định độ lệch phương vị, phải cải chính các độ trễ đó trước khi thực hiện tính toán độ lệch phương vị này;
d) Độ lệch phương vị được tính bằng công thức = tg-1 theo mô tả tại hình 4
Dx là độ rời của địa vật đo kiểm theo số liệu đo của 2 đường đo kiểm nghiệm. DL là khoảng cách giữa 2 đường đo kiểm nghiệm. là độ lệch phương vị cần tìm. |
Hình 4: Đồ hình chạy tàu xác định độ lệch phương vị
5. Xác định độ lệch nghiêng ngang:
a) Độ lệch nghiêng ngang này gây ra bởi độ lệch nghiêng ngang của máy cảm biến sóng và độ lệch của đầu biến âm theo trục nghiêng ngang của tàu đo. Để đo được độ lệch này phải chọn vùng có đáy biển bằng phẳng, đo trên một đường theo 2 chiều ngược nhau. Tốc độ 2 lần chạy không đổi;
b) Để tránh nhiễu, hệ thống phải được cải chính độ trễ, nghiêng dọc và phương vị đã xác định được;
c) Độ lệch nghiêng ngang này được xác định bằng cách đo khoảng dịch theo phương đứng của các số liệu đo sâu bởi các tia rìa của các đường đo và được tính bằng công thức R = tg-1 theo mô tả trên hình 5.
R là độ lệch nghiêng ngang cần xác định. z là độ sâu; Dz là độ lệch độ sâu của 1 tia rìa Dy là khoảng cách từ tâm đường chạy tới điểm đo Dz |
Hình 5: Xác định độ lệch nghiêng ngang
Thông tư 27/2011/TT-BTNMT quy định về kiểm nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị đo đạc bản đồ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 27/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/07/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 445 đến số 446
- Ngày hiệu lực: 05/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung đối với việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo đạc biển
- Điều 5. Kiểm nghiệm máy định vị
- Điều 6. Kiểm nghiệm máy la bàn
- Điều 7. Kiểm nghiệm máy cảm biến sóng
- Điều 8. Kiểm nghiệm máy đo tốc độ âm thanh
- Điều 9. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi có máy đo tốc độ âm thanh
- Điều 10. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi không có máy đo tốc độ âm thanh
- Điều 11. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đa tia
- Điều 12. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia
- Điều 13. Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu
- Điều 14. Xác định độ trễ định vị