Chương 1 Thông tư 27/2011/TT-BTNMT quy định về kiểm nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị đo đạc bản đồ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư này quy định về việc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh một số thiết bị dùng trong đo đạc bản đồ biển, bao gồm:
1. Máy định vị;
2. La bàn số;
3. Máy cảm biến sóng;
4. Máy đo tốc độ âm thanh;
5. Máy đo sâu hồi âm đơn tia;
6. Máy đo sâu hồi âm đa tia;
7. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia;
8. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đa tia.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khi sử dụng các thiết bị quy định tại
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Fix là việc đánh dấu hoặc lấy số liệu từ một hệ thống hoặc một máy đang đo đạc liên tục tại một thời điểm.
2. La bàn vệ tinh là máy sử dụng số liệu định vị vệ tinh thu được bằng 2 ăng ten định vị để tính ra hướng chuẩn của đường nối tâm 2 ăng ten.
3. Đầu biến âm (tiếng Anh là: Transducer) là bộ phận của máy đo sâu hồi âm thực hiện việc phát và thu sóng âm thanh để đo đạc. Khoảng cách đo đạc được tính từ mặt của đầu biến âm này tới bề mặt phản xạ sóng âm.
4. Độ ngập đầu biến âm (tiếng Anh là: Draft hoặc Draught) là khoảng cách từ mặt nước yên tĩnh đến mặt của đầu biến âm.
5. Chỉ số lệch độ sâu (Index) của một máy đo sâu hồi âm là sai lệch hệ thống trong số liệu đo đạc của máy đo sâu hồi âm, chủ yếu do sự trễ trong quá trình xử lý tín hiệu đo đạc của máy gây ra.
6. Độ lệch nghiêng dọc là góc lệch của thiết bị theo hướng nghiêng dọc tàu đo.
7. Độ lệch nghiêng ngang là góc lệch của thiết bị theo hướng nghiêng ngang tàu đo.
8. Độ lệch hướng là góc lệch của thiết bị theo hướng trục chính của tàu đo.
9. Máy cảm biến sóng là máy xác định và cung cấp các ảnh hưởng của sóng nước gây ra như nghiêng ngang tàu, nghiêng dọc tàu, độ dập dềnh để các máy móc, thiết bị khác sử dụng cho việc cải chính các kết quả đo của mình.
Điều 4. Yêu cầu chung đối với việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo đạc biển
1. Tất cả các thiết bị và toàn hệ thống đo đạc trước khi thi công phải được kiểm nghiệm, hiệu chỉnh theo quy định tại Thông tư này. Chỉ được đưa vào sử dụng các thiết bị có kết quả kiểm nghiệm, hiệu chỉnh đạt yêu cầu.
2. Chỉ cho phép những người có trình độ chuyên môn, chuyên ngành trắc địa hoặc liên quan, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc, đã học qua các lớp an toàn lao động và được trang bị đầy đủ các phương tiện an toàn lao động được thực hiện các công việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo đạc biển.
3. Việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị tại thực địa phải được tiến hành tại khu vực nêu trong thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án. Chỉ được tiến hành các công việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh khi điều kiện môi trường, thời tiết, khí hậu thỏa mãn điều kiện làm việc của tất cả các máy móc thiết bị dùng trong quá trình kiểm nghiệm, hiệu chỉnh.
4. Kết quả kiểm nghiệm phải được cán bộ giám sát kỹ thuật ký xác nhận.
5. Các số liệu, kết quả, báo cáo kiểm nghiệm, hiệu chỉnh phải được lưu trữ cùng với tài liệu gốc sản phẩm của dự án.
Thông tư 27/2011/TT-BTNMT quy định về kiểm nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị đo đạc bản đồ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 27/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/07/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 445 đến số 446
- Ngày hiệu lực: 05/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung đối với việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo đạc biển
- Điều 5. Kiểm nghiệm máy định vị
- Điều 6. Kiểm nghiệm máy la bàn
- Điều 7. Kiểm nghiệm máy cảm biến sóng
- Điều 8. Kiểm nghiệm máy đo tốc độ âm thanh
- Điều 9. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi có máy đo tốc độ âm thanh
- Điều 10. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi không có máy đo tốc độ âm thanh
- Điều 11. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đa tia
- Điều 12. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia
- Điều 13. Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu
- Điều 14. Xác định độ trễ định vị