Hệ thống pháp luật

Điều 10 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Điều 10. Quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; trách nhiệm giám sát của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh

1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải:

Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý và đánh giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mu tổ hợp, tần suất và thông số quan trắc trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Mu tổ hp: một mẫu t hp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;

b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý);

- Thông số quan trắc của tùng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn;

- Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải là tổng các thông số ô nhiễm được sử dụng để tính toán thiết kế cho cả công trình xử lý nước thải.

Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chun kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;

c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành n định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải);

- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:

Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Mu tổ hp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:

- Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định;

- Một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;

b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào nếu có và mẫu t hợp đầu ra);

- Thông số quan trắc là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải;

c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành n định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải);

- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý cht thải nguy hại.

4. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án, cơ sở phải tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải theo 03 bảng quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ- CP gửi cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, kèm theo phiếu kết quả phân tích mẫu chất thải. Trường hợp các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải thực hiện các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và các yêu cầu sau:

a) Có văn bản thông báo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi hết thời hạn vận hành th nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương án cải thiện, bổ sung;

b) Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải để vận hành lại. Trình tự, thủ tục, thời gian vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải được thực hiện như vận hành thử nghiệm lần đầu.

5. Đối với dự án, cơ sở đã có thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, chủ dự án, cơ sở chỉ thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đã có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Nội dung quan trắc chất thải phải được thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi thực hiện.

Kết quả quan trắc chất thải tại khoản này được tổng hợp vào 02 bảng: kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý chất thải và kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý chất thải thông qua số liệu quan trắc chất thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) theo quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh làm căn cứ thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.

Khuyến khích các dự án, cơ sở thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

6. Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trc môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ dự án, cơ sở đối với kết quả quan trắc chất thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở.

7. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

b) Việc kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện như sau:

- Kiểm tra hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, gồm: bản vẽ hoàn công công trình xử lý chất thải theo quy định của nháp luật về xây dựng, bảo đảm phù hợp với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở của công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào sử dụng. Đối với công trình xử lý hp khối, thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc nhập khẩu phải kèm theo chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng (CO/CQ) của công trình, thiết bị đó; hồ sơ lắp đặt hệ thng, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục, kèm theo CO/CQ của từng thiết bị nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hồ sơ quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở;

- Cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế (có hoặc không có) các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành, trường hợp cần thiết thành lập đoàn kiểm tra với thành phần gồm: đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và đơn vị thực hiện quan trắc môi trường có đủ năng lực để thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu đối chứng trong quá trình vận hành th nghiệm công trình xử lý chất thải. Quyết định cử cán bộ kiểm tra thực tế hoặc thành lập đoàn kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành đ vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không yêu cu chủ dự án cung cấp thêm tài liệu hoặc kiểm tra ngoài phạm vi quy định tại điểm này;

c) Căn cứ kế hoạch quan trắc chất thải đã lập trong kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất ít nhất là 01 lần trong giai đoạn vận hành thử nghiệm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này để đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu đơn) để đối chứng với kết quả quan trắc chất thải của dự án, cơ sở và xem xét, đánh giá theo quy định. Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;

d) Căn cứ văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án gửi đến và kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có văn bản thông báo kết quả kim tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, đánh giá của mình, trong đó đánh giá cụ th: đã đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện (nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện) để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Văn bản thông báo của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không có giá trị bắt buộc chủ dự án phải thực hiện (chủ dự án có thể tiếp thu hoặc giải trình), được xem xét, đánh giá như một ý kiến độc lập khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án;

đ) Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đối chng với kết quả quan trắc của dự án được lấy từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của địa phương.

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 25/2019/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/12/2019
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Võ Tuấn Nhân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 157 đến số 158
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH