- 1Quyết định 86/2005/QĐ-BNN về mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật; sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 118/2008/QĐ-BNN về quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 11/2009/TT-BNN sửa đổi một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 78/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 2Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 3Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 4Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Nghị định 119/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 6Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Thông tư 51/2010/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 11/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Thông tư 09/2018/TT-BNNPTNT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 321/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
- 3Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2010/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2010 |
HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ- CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
1. Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm; sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.
2. Thông tư này không điều chỉnh các nội dung quy định liên quan đến kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 3. Những hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu không thuộc diện phải kiểm tra VSATTP:
1. Hàng hóa mang theo người để tiêu dùng cá nhân, thực phẩm là quà biếu, túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật;
2. Hàng hóa quá cảnh;
3. Hàng hóa gửi kho ngoại quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của người sử dụng.
2. Kiểm tra hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: Là kiểm tra hệ thống văn bản quy định, tổ chức bộ máy và năng lực của cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu.
3. Lô hàng nhập khẩu: Là lượng sản phẩm được đăng ký kiểm tra một lần.
4. Lô hàng kiểm tra: Là lượng hàng cùng loại, của cùng một cơ sở sản xuất kinh doanh, được đăng ký kiểm tra một lần.
Điều 5. Yêu cầu đối với lô hàng nhập khẩu
1. Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo VSATTP theo quy định của Việt Nam;
2. Mỗi lô hàng nhập khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về VSATTP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam);
3. Lô hàng nhập khẩu chỉ được đưa vào sản xuất hoặc tiêu thụ tại Việt Nam sau khi được cơ quan kiểm tra của Việt Nam thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết và cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo đạt yêu cầu VSATTP.
1. Thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu: Kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu và điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam;
2. Tất cả các lô hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu đều phải được kiểm tra hồ sơ đăng ký, kiểm tra ngoại quan, cảm quan. Việc lấy mẫu phân tích chỉ tiêu VSATTP được áp dụng theo quy định tại
1. Căn cứ để kiểm tra là các quy định của Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan tương ứng với từng loại hình cơ sở sản xuất, sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
2. Trường hợp Việt Nam có ký kết hiệp định, thỏa thuận song phương với nước xuất khẩu thì tuân thủ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Điều 8. Cơ quan kiểm tra, giám sát
2. Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu: Các đơn vị thuộc Cục Thú y hoặc được Cục Thú y ủy quyền.
3. Cơ quan kiểm tra tại nơi tập kết và cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo về chất lượng VSATTP:
a. Đối với hàng hoá là sản phẩm động vật trên cạn: Các đơn vị thuộc Cục Thú y hoặc được Cục Thú y ủy quyền.
b. Đối với hàng hoá là sản phẩm động vật thủy sản: Các đơn vị thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản hoặc được Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ủy quyền.
4. Cơ quan kiểm tra, giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường:
a. Các Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra giám sát các lô hàng sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu trong khuôn khổ chương trình giám sát được quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.
b. Các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm tra giám sát hàng hóa là sản phẩm động vật thuỷ sản nhập khẩu trong khuôn khổ chương trình giám sát được quy định tại Thông tư số 56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường.
KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI NƯỚC XUẤT KHẨU
Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi hồ sơ đăng ký về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản bao gồm:
- Danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực của cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu về kiểm soát VSATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tóm lược thông tin về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Thẩm tra hồ sơ đăng ký
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì phối hợp với Cục Thú y thực hiện thẩm tra hồ sơ, thông báo cho Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu kết quả thẩm tra và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu vào Việt Nam.
1. Hệ thống luật pháp về quản lý, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm;
2. Năng lực của cơ quan kiểm soát VSATTP nước xuất khẩu;
3. Điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
1. Kiểm tra lần đầu: thực hiện kiểm tra đối với hệ thống kiểm soát VSATTP và điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản xuất kinh doanh của nước xuất khẩu để được công nhận xuất khẩu vào Việt Nam.
2. Kiểm tra giám sát: thực hiện kiểm tra việc duy trì hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu và điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được công nhận.
1. Trường hợp không cần thiết phải thực hiện kiểm tra thực tế đối với nước xuất khẩu vào Việt Nam, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản công bố kết quả, kèm theo danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
2. Trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản xử lý kết quả kiểm tra và công bố báo cáo kết quả kiểm tra kèm theo danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Trường hợp kết quả kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản thông báo và nêu rõ lý do cụ thể những trường hợp chưa được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp đề nghị bổ sung danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi hồ sơ theo quy định tại
KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÔ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
Điều 14. Nội dung, trình tự và thủ tục kiểm tra
1. Đối với lô hàng sản phẩm động vật thủy sản: Theo quy định tại Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá thuỷ sản; Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thuỷ sản và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đối với lô hàng sản phẩm động vật trên cạn: Theo quy định tại Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 4/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 15. Nội dung kiểm tra giám sát hàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Kiểm tra thông tin nguồn gốc lô hàng nhập khẩu;
2. Kiểm tra điều kiện bảo quản, san chia, đóng gói, lưu thông trên thị trường.
3. Lấy mẫu gửi cơ quan kiểm nghiệm được chỉ định phân tích chỉ tiêu VSATTP khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc khi có nghi ngờ về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc khi có yêu cầu của các Cục quản lý chuyên ngành.
BIỆN PHÁP XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Tuỳ theo mức độ vi phạm quy định về VSATTP sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và áp dụng các biện pháp phù hợp như: buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.
2. Thông báo cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.
Điều 17: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
1. Đình chỉ xuất khẩu vào Việt Nam đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có kết quả kiểm tra giám sát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các quy định của Việt Nam.
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh được cho phép xuất khẩu trở lại vào Việt Nam nếu kết quả kiểm tra giám sát sau đó đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Điều 18: Đối với nước xuất khẩu
1. Đình chỉ nhập khẩu sản phẩm của nước xuất khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra giám sát cho thấy hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu không tuân thủ các quy định của Việt Nam.
2. Cho phép nước xuất khẩu được xuất khẩu trở lại hàng hoá vào Việt Nam trong trường hợp kết quả kiểm tra giám sát sau đó cho thấy hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các nội dung quy định của Việt Nam.
PHÍ, LỆ PHÍ VÀ KINH PHÍ TRIỂN KHAI
1. Cơ quan kiểm tra cửa khẩu: Thực hiện thu phí, lệ phí kiểm tra xác nhận lô hàng đăng ký nhập khẩu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Cơ quan kiểm tra cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo về chất lượng VSATTP: Thực hiện thu phí kiểm tra và lệ phí cấp giấy thông báo chất lượng VSATTP cho lô hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Kinh phí kiểm tra giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường: Kinh phí để thực hiện kiểm tra giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường do ngân sách nhà nước cấp. Cơ quan kiểm tra giám sát có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 21. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
1. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ về điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam từ cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu; trao đổi thông tin, thống nhất kế hoạch kiểm tra với cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và trình Bộ ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Việt Nam sang kiểm tra tại nước xuất khẩu;
2. Thực hiện công bố danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh (của nước xuất khẩu) đủ điều kiện đảm bảo VSATTP xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam; cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình chỉ xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; thông tin cảnh báo cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về lô hàng không đảm bảo VSATTP và yêu cầu điều tra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
3. Chủ trì phối hợp với Cục Thú y xây dựng bảng câu hỏi đề nghị cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu trả lời, cung cấp thông tin trước khi sang nước xuất khẩu kiểm tra;
4. Chủ trì, xây dựng kế hoạch, chương trình và thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP và cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa là sản phẩm động vật thủy sản tại nước xuất khẩu.
5. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị trực thuộc trong hoạt động kiểm tra VSATTP và cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu VSATTP.
6. Chủ trì, phối hợp với Cục Thú y thực hiện truy xuất nguyên nhân hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm không đảm bảo VSATTP.
7. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý và giám sát quá trình thực hiện đối với trường hợp không đáp ứng yêu cầu VSATTP.
8. Hướng dẫn Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Sở giao thực hiện việc kiểm tra giám sát VSATTP hàng hóa sản phẩm động vật thuỷ sản nhập khẩu lưu thông trên địa bàn.
9. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo Bộ về tình hình kiểm tra VSATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu
10. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra VSATTP hàng hóa nhập khẩu theo phân công đối với các nội dung không được thu phí, lệ phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.
1. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP tại nước xuất khẩu.
2. Chủ trì thực hiện kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc động vật trên cạn tại nước xuất khẩu.
3. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị trực thuộc trong hoạt động kiểm tra VSATTP và cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu VSATTP.
4. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện việc truy xuất nguyên nhân lô hàng nhập khẩu không đảm bảo VSATTP.
5. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện công bố danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo VSATTP xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình chỉ xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam; thông tin cảnh báo cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về lô hàng không đảm bảo VSATTP và yêu cầu điều tra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
6. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý và giám sát quá trình thực hiện.
7. Hướng dẫn Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra giám sát VSATTP hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn nhập khẩu lưu thông trên địa bàn.
8. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo kết quả kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, thông báo về chất lượng VSATTP hàng hóa nhập khẩu về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.
9. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra VSATTP hàng hóa nhập khẩu theo phân công đối với các nội dung không được thu phí, lệ phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.
Điều 23. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý (tiêu hủy, tái xuất) và giám sát quá trình thực hiện.
4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra giám sát VSATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu theo phân công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí.
Điều 24. Trách nhiệm của Chủ hàng:
1. Tạo điều kiện để cán bộ của Cơ quan kiểm tra, giám sát thực thi nhiệm vụ kiểm tra, lấy mẫu phân tích, giám sát hàng hóa theo quy định.
2. Chỉ được đưa lô hàng ra lưu thông sau khi có chứng nhận hoặc thông báo đạt yêu cầu chất lượng VSATTP do Cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
3. Chấp hành quyết định xử lý (tiêu hủy, tái xuất) và chịu sự giám sát của Cơ quan có thẩm quyền.
4. Cung cấp hồ sơ, mẫu vật liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc;
5. Nộp phí và lệ phí kiểm tra theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và thanh toán các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu VSATTP.
Điều 25. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra tại nước xuất khẩu:
1. Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP và điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh của nước xuất khẩu sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
2. Phối hợp với cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu triển khai các nội dung kiểm tra.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật của nước xuất khẩu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung.
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU VÀO VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2010/TT-BNNPTNT ngày 08 /4 /2010)
TT | Tên cơ sở sản xuất kinh doanh | Mã số | Địa chỉ | Sản phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| .......Ngày ....tháng...năm .... Cơ quan thẩm quyền về VSATTP của nước xuất khẩu (Ký tên, đóng dấu) |
THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU VỀ KIỂM SOÁT VSATTP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4 /2010)
1. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Cán bộ thực thi nhiệm vụ (số lượng, trình độ, các khóa đào tạo về kỹ thuật...):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Hệ thống các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận VSATTP:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
4. Hệ thống kiểm tra, giám sát các chất tồn dư, vi sinh vật gây bệnh ... đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
5. Chương trình kiểm tra, giám sát VSATTP:
| .......Ngày ....tháng...năm .... Cơ quan thẩm quyền về VSATTP của nước xuất khẩu (Ký tên, đóng dấu) |
BẢN TÓM LƯỢC THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4 /2010)
1. Tên cơ sở sản xuất kinh doanh:
2. Địa chỉ:
3. Sản phẩm sản xuất:
4. Điều kiện sản xuất (chuỗi sản xuất và xuất khẩu)
4.1. Khu vực nuôi, chế biến:
4.2. Phương pháp nuôi, thu hoạch, sơ chế và chế biến, bảo quản:
4.3. Biện pháp vệ sinh, xử lý và kiểm soát nguồn nguyên liệu thức ăn trong quá trình nuôi:
4.4. Phương thức đóng gói (bao gồm cả nhãn mác), vận chuyển, phân phối:
5. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng:
| .......Ngày ....tháng...năm .... Xác nhận của cơ quan thẩm quyền về VSATTP của nước xuất khẩu (Ký tên, đóng dấu) |
- 1Thông tư 09/2018/TT-BNNPTNT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 321/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
- 3Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Thông tư 51/2010/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BNNPTNT năm 2013 hợp nhất Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 11/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Thông tư 09/2018/TT-BNNPTNT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành
- 5Quyết định 321/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
- 6Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 86/2005/QĐ-BNN về mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật; sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 5Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 6Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 7Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Nghị định 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
- 9Nghị định 119/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 10Quyết định 118/2008/QĐ-BNN về quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 11/2009/TT-BNN sửa đổi một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 14Thông tư 78/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 25/2010/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/04/2010
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lương Lê Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 193 đến số 194
- Ngày hiệu lực: 01/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực