Hệ thống pháp luật

Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Điều 6. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này) như sau:

1. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn chỉ được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng (bao gồm cả chi phí cho đấu thầu được bù đắp từ nguồn kinh phí không phải từ khoản thu từ hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

2. Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

- Giá trị đề nghị quyết toán;

- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

- Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh).

Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.

b) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán riêng, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: Diện tích xây dựng, số lượng chi tiết của từng hạng mục, tài sản...).

Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau, có dự toán riêng nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi skế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: Diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng hạng mục, tài sản...).

c) Đối với dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau mà được đầu tư, nghiệm thu theo từng hạng mục, tài sản thì hạng mục, tài sản nào đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng thì ghi sổ kế toán đối với hạng mục, tài sản đó kể từ ngày bàn giao đưa vào sử dụng.

d) Trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá theo giá trị quyết toán sau khi điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

3. Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:

a.1) Đối với tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyển.

Trường hợp tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản. Trong đó:

- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển là tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại các điểm a.2, a.3 và a.4 khoản này.

- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển thuộc trường hợp khác (không phải là tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

a.2) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán nhưng có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng của tài sản đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

a.3) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán, không có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng của tài sản đó nhưng có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng và giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì nguyên giá để ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

=

Giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Trong đó:

- Giá mua mới của tài sản cùng loại áp dụng đối với tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương áp dụng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc (bao gồm cả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc được hình thành thông qua mua sắm) được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

x

Diện tích, thể tích xây dựng/Số lượng... của tài sản

+

Giá trị của các kết cấu khác gắn với công trình/hạng mục công trình (như: trần, sàn...) xác định theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

a.4) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán mà không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm a.2 và điểm a.3 khoản này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản hoặc được giao lập phương án xử lý tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

4. Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ.

c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

5. Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa

=

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

+

Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định như sau:

a. 1) Đối với tài sản có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng của tài sản đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

a.2) Đối với tài sản không có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng của tài sản đó nhưng có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng và giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

=

Giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Trong đó:

- Giá mua mới của tài sản cùng loại áp dụng đối với tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương áp dụng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc (bao gồm cả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc được hình thành thông qua mua sắm) được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

x

Diện tích, thể tích xây dựng/Số lượng... của tài sản

+

Giá trị của các kết cấu khác gắn với công trình/hạng mục công trình (như: trần, sàn...) xác định theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

а.3) Trường hợp không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm a.1, điểm a.2 khoản này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kiểm kê, xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán (bao gồm cả chi phí thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo quy định tại điểm a.3 khoản này). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bchi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

б. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức hình thành pháp nhân mới, nguyên giá tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia bằng hiện vật thì nguyên giá tài sản cố định là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết.

Trường hợp tài sản cố định chưa được theo dõi trên sổ kế toán của pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá tài sản cố định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b) Trường hợp tài sản không chia được bằng hiện vật và đơn vị sự nghiệp công lập mua lại phần tài sản của bên đối tác thì pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản theo giá thị trường (làm căn cứ xác định giá mua lại phần tài sản của bên đối tác), thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản; trên cơ sở đó xác định nguyên giá tài sản cố định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

c) Trường hợp bên đối tác tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn quyền sở hữu phần tài sản của mình cho Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được giao hoặc điều chuyển tài sản để quản lý, sử dụng thì nguyên giá tài sản cđịnh được xác định như trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia tài sản bằng hiện vật quy định tại điểm a khoản này.

7. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức không hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết, nguyên giá tài sản cđịnh đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập góp bằng tài sản

a.1) Đối với tài sản đơn vị sự nghiệp công lập góp vào liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục sử dụng nguyên giá đang được theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị để kế toán tài sản cđịnh trong thời gian liên doanh, liên kết và sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết.

a.2) Đối với tài sản cố định hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập không phải thực hiện kế toán; khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, trường hợp tài sản thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập thì nguyên giá tài sản cố định được xác định theo quy định tại điểm b khoản này.

b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập góp vốn với các bên liên doanh, liên kết để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết thì trong thời gian liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập không phải thực hiện kế toán đối với tài sản cố định là tài sản hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết, nhưng đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm theo dõi tài sản; khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, trường hợp tài sản thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập xác định nguyên giá của tài sản như sau:

b.1) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia bằng hiện vật thì nguyên giá tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định

=

Giá mua, giá xây dựng của tài sản

+

Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó, chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định mà đơn vị sự nghiệp công lập đã chi ra tính đến thời điểm đơn vị đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

b.2) Trường hợp tài sản không chia được bằng hiện vật và Hợp đồng liên doanh, liên kết quy định đơn vị sự nghiệp công lập mua lại phần tài sản của bên đối tác (phải thanh toán cho bên đối tác theo giá thị trường) thì đơn vị sự nghiệp công lập và bên đối tác cùng thỏa thuận về việc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản theo giá thị trường (làm căn cứ xác định giá mua lại phần tài sản của bên đối tác), thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản; trên cơ sở đó xác định nguyên giá tài sản cố định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b.3) Trường hợp tài sản không chia được bằng hiện vật và bên đối tác tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn quyền sở hữu phần tài sản của mình cho Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được giao hoặc điều chuyển tài sản để quản lý, sử dụng thì nguyên giá tài sản cđịnh được xác định như trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia tài sản bằng hiện vật quy định tại điểm b.1 khoản này.

Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 23/2023/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 25/04/2023
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Đức Chi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/06/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH