Hệ thống pháp luật

Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Điều 14. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định (trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này) được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định

x

Tỷ lệ hao mòn (% năm)

Trong đó, tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

2. Đối với tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì hao mòn của tài sản cố định được xác định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm tính hao mòn tài sản đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, để làm căn cứ xác định giá trị còn lại của tài sản giao, điều chuyển như sau:

a.1) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 6, điểm a.1 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; số hao mòn lũy kế được xác định theo công thức quy định tại khoản 8 Điều này;

a.2) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.2, điểm a.3 khoản 3 Điều 6, điểm a.2 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

a.3) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 3 Điều 6, điểm a.3 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định

-

Giá trị còn lại của tài sản cố định theo đánh giá lại

a.4) Trường hợp năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển khác với năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản phải tính bổ sung số hao mòn của thời gian tính từ năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản đến năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển để ghi vào Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản. Mức hao mòn của 01 năm xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển có trách nhiệm tính hao mòn tài sản từ năm tiếp nhận tài sản đưa vào sử dụng. Mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa quy định tại khoản 5 Điều 6, khoản 5 Điều 7 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (năm kiểm kê phát hiện thừa) thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

4. Đối với tài sản cố định đơn vị sự nghiệp được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo hình thức hình thành pháp nhân mới, tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập góp vào liên doanh, liên kết và tài sản cố định hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết theo hình thức không hình thành pháp nhân mới quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 6 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị (sau năm kết thúc thời hạn liên doanh, liên kết) được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

5. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản từ năm thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định sau khi thay đổi

x

Tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại (% năm)

Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

6. Đối với tài sản cố định có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này:

a) Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định từ năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định sau khi điều chỉnh, thay đổi

x

Tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại (% năm)

Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

Riêng năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn tài sản cố định theo quy định thì mức hao mòn của tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn.

b) Trường hợp tại thời điểm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định thì mức hao mòn của năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá

=

Nguyên giá sau khi điều chỉnh, thay đổi

-

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến năm liền trước năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá

Các năm tiếp theo không phải tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định.

7. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản từ năm thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định sau khi thay đổi

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

8. Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của từng tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

=

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n-1)

+

Mức hao mòn, khấu hao tài sản cố định của năm (n) xác định theo quy định tại Thông tư này

9. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian để tính hao mòn của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn luỹ kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định đó xác định theo quy định tại khoản 8 Điều này.

Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 23/2023/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 25/04/2023
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Đức Chi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/06/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH