Mục 4 Chương 3 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Mục 4: GIÁM SÁT THANH LÝ TÀI SẢN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ Giám sát thanh lý.
3. Thành viên Tổ giám sát thanh lý không phải là một trong những người sau:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý, thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý;
b) Người có liên quan của các thành viên quy định tại điểm a Khoản này.
Điều 28. Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
1. Các thành viên Tổ giám sát thanh lý làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
2. Tổ giám sát thanh lý chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép đặt trụ sở chính và Thống đốc về việc thực thi nhiệm vụ của mình.
3. Tổ giám sát thanh lý sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong các văn bản. Báo cáo của Tổ giám sát thanh lý do Tổ trưởng ký.
4. Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý và các thành viên chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc thực thi nhiệm vụ của mình.
5. Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp. Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý.
6. Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định kết thúc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp kết thúc thanh lý để thực hiện các thủ tục phá sản, Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 29. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giám sát thanh lý
1. Chỉ đạo, giám sát quỹ tín dụng nhân dân kiểm kê toàn bộ công nợ, các khoản phải thu, phải trả; yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân mời các chủ nợ, khách nợ đến đối chiếu để xác định khả năng thanh toán và nguồn trả nợ.
2. Yêu cầu Hội đồng thanh lý báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về thực trạng tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong quá trình thanh lý tài sản, thực hiện việc chi trả cho các chủ nợ theo đúng thứ tự ưu tiên theo quy định tại Thông tư này.
3. Giám sát toàn bộ quá trình thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.
4. Định kỳ ngày 15 hằng tháng hoặc đột xuất, báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp cần thiết, báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân thu hồi các khoản phải thu.
5. Đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định đình chỉ hoạt động của thành viên Hội đồng thanh lý cố ý vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện theo phương án thanh lý hoặc từ chối trách nhiệm, nghĩa vụ; trường hợp nghiêm trọng đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Thống đốc có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân sai phạm (nếu có).
6. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xử lý những vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền.
7. Báo cáo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định kết thúc thanh lý và yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định tại
Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 23/2018/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/09/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 937 đến số 938
- Ngày hiệu lực: 01/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thẩm quyền chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân, thu hồi Giấy phép, giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 5. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ
- Điều 6. Nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 7. Địa bàn, phạm vi, nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại
- Điều 8. Yêu cầu đối với việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 9. Hội đồng tổ chức lại
- Điều 10. Công bố thông tin tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 11. Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại
- Điều 12. Phương án tổ chức lại
- Điều 13. Trình tự chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 14. Sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
- Điều 16. Các trường hợp thu hồi Giấy phép
- Điều 17. Thủ tục thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện
- Điều 18. Thủ tục thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 16 Thông tư này
- Điều 19. Thu hồi Giấy phép trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, phá sản
- Điều 20. Công bố thông tin về thu hồi Giấy phép và thực hiện thủ tục chấm dứt pháp nhân
- Điều 21. Thời hạn thanh lý
- Điều 22. Kết thúc thanh lý
- Điều 23. Hội đồng thanh lý
- Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thanh lý
- Điều 25. Phương án thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 26. Xử lý khoản nợ có bảo đảm, thứ tự phân chia tài sản
- Điều 27. Tổ giám sát thanh lý
- Điều 28. Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
- Điều 29. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giám sát thanh lý