Mục 3 Chương 2 Thông tư 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Mục 3. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐẠI CHÚNG
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông
1. Cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền được đối xử công bằng. Mỗi cổ phiếu đều tạo cho người sở hữu quyền, nghĩa vụ, lợi ích ngang nhau;
b) Quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu, trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
c) Quyền được tiếp nhận đầy đủ các thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán;
d) Quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa;
đ) Nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phiếu trong thời hạn quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, bản cáo bạch và chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty đầu tư chứng khoán trong phạm vi số tiền đã thanh toán đầy đủ khi mua cổ phiếu;
e) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán và tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
2. Cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phiếu đang lưu hành trong thời hạn liên tục ít nhất sáu (06) tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty có các quyền sau đây:
a) Đề cử người vào hội đồng quản trị. Trình tự, thủ tục đề cử thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về chứng khoán đối với công ty đại chúng;
b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của hội đồng quản trị, báo cáo tài chính năm và các báo cáo của ngân hàng giám sát liên quan đến hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán;
c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:
- Có căn cứ xác thực về việc công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát vi phạm quyền của cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, hoặc nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát hoặc được giao bởi đại hội đồng cổ đông, gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán;
- Hội đồng quản trị đã hết nhiệm kỳ trên sáu (06) tháng mà chưa được bầu thay thế;
- Các trường hợp khác theo quy định của điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
d) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải có công văn trả lời cổ đông trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản.
đ) Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty quản lý quỹ chậm nhất ba (03) ngày việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định thời hạn khác;
e) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
3. Yêu cầu, kiến nghị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phiếu nắm giữ và thời điểm nắm giữ của từng cổ đông, tổng số cổ phiếu của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty đầu tư chứng khoán; nội dung yêu cầu, kiến nghị; căn cứ và lý do. Trường hợp triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, phải kèm theo các tài liệu xác minh lý do việc triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường; hoặc các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát.
1. Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát;
b) Thay đổi chính sách, mục tiêu đầu tư; quyết định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đầu tư chứng khoán; thay đổi phương án phân phối lợi nhuận; tăng mức phí trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay thế công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát;
c) Sáp nhập, hợp nhất; giải thể; tăng vốn; kéo dài thời hạn hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán;
d) Chấp thuận các hợp đồng, giao dịch giữa công ty đầu tư chứng khoán với cổ đông sở hữu trên 35% số cổ phiếu đang lưu hành, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó, thành viên hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp này, cổ đông có quyền lợi liên quan không được biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện cho tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của hội đồng quản trị; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hàng năm của công ty đầu tư chứng khoán;
e) Xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và thành viên hội đồng quản trị gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán;
g) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
2. Chương trình và nội dung họp đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được công ty quản lý quỹ xây dựng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Theo yêu cầu của ngân hàng giám sát, hoặc hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán khi xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của công ty đầu tư chứng khoán;
b) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại
c) Các trường hợp khác theo quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
4. Việc tổ chức họp bất thường đại hội đồng cổ đông được thực hiện trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường đại hội đồng cổ đông. Chậm nhất mười lăm (15) ngày trước khi diễn ra cuộc họp đại hội đồng cổ đông, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan đồng thời công bố thông tin về việc triệu tập họp bất thường đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của cuộc họp.
5. Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán như quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty đầu tư chứng khoán (nếu có). Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn ba mươi (30) ngày tiếp theo, hội đồng quản trị hoặc ngân hàng giám sát thay thế công ty quản lý quỹ triệu tập họp đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Thông tư này.
Điều 14. Điều kiện, thể thức tiến hành họp, thông qua quyết định đại hội đồng cổ đông
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng và công bố trên trang thông tin điện tử của công ty quy trình nội bộ về điều kiện, trình tự, thủ tục triệu tập, thể thức tiến hành họp và thông qua quyết định tại đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, gồm các nội dung chính sau:
a) Thông báo triệu tập cuộc họp đại hội, trong đó có thời hạn gửi thông báo và nhận phiếu biểu quyết trong trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản; thủ tục đăng ký tham dự đại hội;
b) Phương thức bỏ phiếu; trình tự, thủ tục kiểm phiếu; thông báo kết quả bỏ phiếu;
c) Lập và thông qua biên bản đại hội đồng cổ đông; thông báo nghị quyết đại hội đồng cổ đông ra công chúng; trình tự, thủ tục phản đối nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
2. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được tiến hành khi có số cổ đông tham gia đại diện cho ít nhất năm mươi mốt phần trăm (51%) tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Hình thức tham gia có thể là trực tiếp, hoặc ủy quyền tham gia, hoặc tham gia họp trực tuyến thông qua các phương tiện truyền tin nghe, nhìn khác theo quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
3. Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất sáu mươi lăm phần trăm (65%) tổng số cổ phiếu của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
4. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự.
5. Trừ trường hợp đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến về các vấn đề quy định tại
6. Trường hợp lấy ý kiến đại hội đồng cổ đông dưới hình thức bằng văn bản, thì quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận.
7. Công ty quản lý quỹ và hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán là phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp quyết định của đại hội đồng cổ đông là không phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, thì phải tổ chức họp đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến lại hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
8. Trong thời hạn bảy (07) ngày, sau khi kết thúc đại hội đồng cổ đông, hoặc sau ngày kết thúc việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản theo quy định tại khoản 5 Điều này, công ty quản lý quỹ phải gửi biên bản và nghị quyết đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán cho ngân hàng giám sát, cung cấp cho cổ đông và công bố thông tin theo quy định tại
Điều 15. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
1. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải tuân thủ quy định tại
2. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải có:
a) Tối thiểu một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
b) Tối thiểu một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản;
c) Tối thiểu một thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật.
3. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Đại diện cho quyền lợi của cổ đông; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư;
b) Phê duyệt sổ tay định giá, danh sách các tổ chức cung cấp báo giá theo quy định tại
c) Quyết định mức cổ tức phân phối theo phương án phân chia lợi nhuận quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán hoặc đã được đại hội đồng cổ đông thông qua; thời điểm thực hiện, cách thức, hình thức phân phối lợi nhuận;
d) Quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý tài sản và hoạt động giám sát; và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chứng khoán về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng và tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
e) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
4. Cuộc họp hội đồng quản trị được tổ chức khi có tối thiểu hai phần ba (2/3) số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập phải chiếm đa số (từ 51% số thành viên dự họp trở lên). Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Quyết định của hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên và đa số các thành viên độc lập thông qua.
Thông tư 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 227/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/12/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 213 đến số 214
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các quy định chung về công ty đầu tư chứng khoán
- Điều 4. Đăng ký chào bán, phát hành cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 5. Chào bán, phân phối cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 6. Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 7. Xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu
- Điều 8. Niêm yết cổ phiếu
- Điều 9. Danh mục và hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 10. Giá trị tài sản ròng
- Điều 11. Chi trả cổ tức của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông
- Điều 13. Đại hội đồng cổ đông
- Điều 14. Điều kiện, thể thức tiến hành họp, thông qua quyết định đại hội đồng cổ đông
- Điều 15. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 16. Tăng giảm vốn điều lệ và các thay đổi phải chấp thuận của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 17. Hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 18. Gia hạn thời gian hoạt động, giải thể công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 19. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 21. Hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
- Điều 22. Giá trị tài sản ròng, phân chia lợi nhuận công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông
- Điều 24. Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị
- Điều 25. Quy định về nhân sự công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn
- Điều 26. Tăng, giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư riêng lẻ
- Điều 27. Những thay đổi phải được chấp thuận của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
- Điều 28. Hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
- Điều 29. Giải thể công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
- Điều 30. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
- Điều 31. Các quy định chung về ngân hàng giám sát
- Điều 32. Hoạt động của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát
- Điều 33. Hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát
- Điều 34. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát đối với công ty đầu tư chứng khoán