Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Bộ Tài chính ban hành
Điều 33. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
1. Trường hợp áp dụng:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
c) Hàng hóa vận chuyển giữa các khu phi thuế quan;
d) Hàng hóa vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
2. Nguyên tắc vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể các trường hợp áp dụng khai vận chuyển độc lập hoặc khai vận chuyển kết hợp.
b) Hàng hóa trong quá trình vận chuyển chịu sự giám sát hải quan phải niêm phong hải quan trừ các trường hợp sau đây:
b1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
b2) Hàng hóa không thể niêm phong hải quan theo điểm c khoản 9 Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Trường hợp khai khai vận chuyển độc lập: tại Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đi.
b) Trường hợp khai vận chuyển kết hợp: thực hiện theo quy định đối với từng loại hình tương ứng.
4. Hồ sơ hải quan (trong trường hợp phải xuất trình, nộp):
a) Đối với trường hợp khai khai vận chuyển độc lập:
a1) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
a2) Vận tải đơn, trừ trường hợp hàng hóa vận chuyển qua biên giới đất liền, hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan: 01 bản chụp;
a3) Giấy phép vận chuyển chịu sự giám sát hải quan (nếu có);
a4) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Đối với trường hợp khai vận chuyển kết hợp: hồ sơ theo quy định đối với từng loại hình tương ứng.
5. Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Khai thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa; tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống và thực hiện:
a1) Trường hợp tờ khai được phân luồng 1 (xanh), được phê duyệt vận chuyển, người khai hải quan in Thông báo phê duyệt vận chuyển và xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.
a2) Trường hợp tờ khai được phân luồng 2 (vàng), người khai hải quan xuất trình hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để kiểm tra.
b) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan (nếu có), trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi hàng hóa khởi hành đến địa điểm đến; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký với cơ quan Hải quan.
Trường hợp bất khả kháng không thể đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan thì người khai hải quan phải thông báo ngay cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để lập Biên bản xác nhận về tình trạng hàng hóa. Người khai hải quan tiếp tục vận chuyển hàng hóa, đồng thời thông báo cho cơ quan Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để xử lý theo quy định.
c) Thực hiện việc sửa chữa, khai bổ sung tờ khai vận chuyển theo thông báo của cơ quan Hải quan.
6. Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi
Trong trường hợp được cơ quan Hải quan cho phép, cập nhật thông tin khởi hành vào Hệ thống đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, xác nhận hàng đến vào Hệ thống đối với hàng hóa nhập khẩu.
7. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi:
a) Đối với trường hợp khai vận chuyển độc lập:
a1) Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai khai sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa (nếu có);
a2) Niêm phong hàng hóa theo quy định (nếu có), ghi nhận cụ thể trên Hệ thống;
a3) Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa;
a4) Cập nhật thông tin khởi hành của lô hàng nhập khẩu vào Hệ thống;
a5) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
b) Đối với trường hợp khai vận chuyển kết hợp:
b1) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
b1.1) Trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế: cập nhật thông tin khởi hành của lô hàng nhập khẩu vào Hệ thống;
b1.2) Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế: lập Biên bản bàn giao về tình trạng hàng hóa và niêm phong hàng hóa theo quy định (nếu có) chuyển cho Chi cục nơi hàng hóa cần vận chuyển đến giải quyết tiếp thủ tục; cập nhật thông tin khởi hành của lô hàng nhập khẩu vào Hệ thống.
b2) Đối với hàng hóa xuất khẩu: thực hiện theo quy định đối với từng loại hình tương ứng, đồng thời thực hiện thêm những công việc sau:
b2.1) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
b2.2) Niêm phong hàng hóa theo quy định (nếu có) giao người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải quan quản lý nơi hàng hóa đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
8. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến:
a) Trường hợp khai khai vận chuyển độc lập:
a1) Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan (nếu có);
a2) Cập nhật thông tin hàng đến vào Hệ thống.
b) Trường hợp khai vận chuyển kết hợp:
b1) Đối với hàng hóa xuất khẩu: cập nhật thông tin đến đích của lô hàng xuất khẩu vào Hệ thống;
b2) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
b2.1) Trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế: cập nhật thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu vào Hệ thống;
b2.2) Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế: tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa để giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; cập nhật thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu vào Hệ thống.
9. Sửa chữa, khai bổ sung, hủy khai vận chuyển
a) Đối với trường hợp khai vận chuyển độc lập:
a1) Việc sửa chữa, khai bổ sung, hủy Tờ khai vận chuyển hàng hóa được thực hiện trước thời điểm cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào Hệ thống.
Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện khai vận chuyển kết hợp quy định tại điểm b khoản 9 Điều này: trường hợp được cơ quan Hải quan quyết định miễn kiểm tra thực tế và thông quan, việc sửa chữa, khai bổ sung được thực hiện trước thời điểm đăng ký thông tin hàng hóa vận chuyển; trường hợp thuộc diện phải kiểm tra thực tế hoặc hàng hóa được đưa về các khu vực lưu giữ hàng hóa (địa điểm ngoài cửa khẩu) để chờ làm thủ tục nhập khẩu thì việc sửa chữa, khai bổ sung, hủy được thực hiện trước thời điểm cơ quan Hải quan quyết định thông quan hàng hóa;
a2) Người khai hải quan được sửa chữa, khai bổ sung và hủy các thông tin của Tờ khai vận chuyển do người khai hải quan tự phát hiện hoặc theo thông báo hướng dẫn khai báo vận chuyển của cơ quan Hải quan gửi đến qua Hệ thống.
a3) Chi cục trưởng Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi hoặc nơi hàng hóa đến quyết định việc cho sửa chữa, khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển.
b) Đối với trường hợp khai khai vận chuyển kết hợp: Việc sửa chữa, khai bổ sung, hủy khai vận chuyển kết hợp được thực hiện theo quy định như đối với Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 22/2014/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/02/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 407 đến số 408
- Ngày hiệu lực: 01/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Người khai hải quan điện tử
- Điều 5. Sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử
- Điều 6. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
- Điều 7. Thời hạn khai hải quan điện tử
- Điều 8. Hồ sơ hải quan điện tử
- Điều 9. Đăng ký trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 10. Khai hải quan
- Điều 11. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
- Điều 12. Hủy tờ khai hải quan
- Điều 13. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan
- Điều 14. Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Điều 15. Đưa hàng về bảo quản
- Điều 16. Giải phóng hàng
- Điều 17. Thông quan hàng hóa
- Điều 18. Tỷ giá tính thuế
- Điều 19. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
- Điều 20. Thu nộp thuế để thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 21. Kiểm tra giấy phép điện tử
- Điều 22. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
- Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất
- Điều 25. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư
- Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất
- Điều 27. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại hoặc đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả
- Điều 29. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan
- Điều 30. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan