Điều 51 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 51. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng nước cực và tàu cao tốc.
2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu hoạt động ở vùng nước cực bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
3. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người.
4. Đối với tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
5. Đối với tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyền viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
6. Đối với tàu hoạt động ở vùng nước cực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-V/4 đoạn 1 của Bộ luật STCW.
7. Đối với tàu hoạt động ở vùng nước cực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, đại phó đã có kinh nghiệm tối thiểu 02 tháng làm việc tại vùng nước cực hoặc thừa nhận tương đương khác, đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao và đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-V/4 đoạn 2 của Bộ luật STCW.
8. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, GCNHLNVĐB được cấp cho cá nhân hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:
a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý đám đông;
b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tàu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu;
c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người, ứng xử trong tình huống khẩn cấp;
d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn.
9. Đối với tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ được cấp cho thuyền viên hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ làm việc trên tàu cao tốc.
10. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 20/2023/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 937 đến số 938
- Ngày hiệu lực: 01/09/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ
- Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ
- Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
- Điều 11. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 12. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 13. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 14. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
- Điều 16. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện
- Điều 17. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện
- Điều 18. Phân loại chứng chỉ chuyên môn
- Điều 19. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 20. Giấy Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
- Điều 21. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
- Điều 22. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
- Điều 23. Điều kiện chung
- Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên
- Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
- Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT và đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ)
- Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT hành trình gần bờ
- Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
- Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW
- Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW
- Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 36. Điều kiện cấp Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
- Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca
- Điều 38. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện
- Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện
- Điều 40. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho công dân Việt Nam đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
- Điều 41. Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 42. Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
- Điều 43. Điều kiện cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 44. Điều kiện cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
- Điều 45. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 46. Điều kiện cấp lại Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 49. Huấn luyện viên chính
- Điều 50. Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
- Điều 51. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
- Điều 52. Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
- Điều 53. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 54. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 55. Thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 56. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên Việt Nam đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
- Điều 57. Thủ tục cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
- Điều 58. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 59. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy Chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 60. Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng
- Điều 61. Trách nhiệm của các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính; thu hồi Chứng chỉ chuyên môn, Giấy công nhận, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận của thuyền viên
- Điều 62. Khung định biên an toàn tối thiểu
- Điều 63. Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
- Điều 64. Miễn trừ
- Điều 65. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 66. Trách nhiệm của chủ tàu đối với việc tiếp nhận học viên thực tập trên tàu biển
- Điều 67. Trách nhiệm của thuyền trưởng, máy trưởng và sỹ quan hàng hải đối với học viên thực tập trên tàu biển
- Điều 68. Trách nhiệm của học viên thực tập trên tàu biển