Mục 6 Chương 3 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 55. Thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. Đối tượng cấp là thuyền viên đáp ứng điều kiện cấp Giấy công nhận GCNKNCM theo quy định của Thông tư này và Công ước STCW.
2. Tổ chức quản lý thuyền viên nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận GCNKNCM trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp;
c) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Công ước STCW và Công ước lao động hàng hải MLC 2006; Hộ chiếu; Sổ thuyền viên hoặc giấy tờ chứng minh thời gian đi biển do chính quyền hàng hải cấp;
d) 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
3. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định và tiến hành xác thực với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã cấp chứng chỉ chuyên môn.
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp Giấy công nhận GCNKNCM theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp kết quả thực hiện thủ tục hành chính được trả bằng bản điện tử thì kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng bản giấy.
4. Giấy công nhận GCNKNCM có giá trị sử dụng theo hiệu lực của GCNKNCM hoặc thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết nhưng không quá 02 năm.
5. Phí và lệ phí cấp Giấy công nhận GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Đối tượng cấp:
a) Thuyền viên đáp ứng điều kiện cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca OS, thủy thủ trực ca AB, thợ máy trực ca Oiler, thợ máy trực ca AB, thợ kỹ thuật điện theo quy định của Thông tư này và Công ước STCW;
b) Thuyền viên là công dân Việt Nam đáp ứng điều kiện quy định tại
2. Tổ chức quản lý thuyền viên, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện, GCNKNCM cho thuyền viên Việt Nam đã có GCNKNCM do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp đến Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp thủy thủ trực ca OS, thợ máy trực ca Oiler, thợ kỹ thuật điện gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành học phần lý thuyết của chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải hoặc Giấy chứng nhận đã hoàn thành đủ các phần đào tạo thủy thủ trực ca OS hoặc Giấy chứng nhận đã hoàn thành đủ các phần đào tạo thợ máy trực ca Oiler hoặc Giấy chứng nhận đã hoàn thành đủ các phần đào tạo thợ kỹ thuật điện; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản. Đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì nộp thêm bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Sổ thuyền viên (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc chỉ có trình độ sơ cấp nghề).
4. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca AB; thợ máy trực ca AB gồm các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản 3 Điều này và bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Sổ thuyền viên, Hộ chiếu (đối với trường hợp thuyền viên làm việc trên tàu biển treo cờ quốc tịch nước ngoài).
5. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca AB; thợ máy trực ca AB khi đã có GCNKNCM thủy thủ trực ca OS, thợ máy trực ca Oiler gồm: các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, c, d của khoản 3 Điều này và bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Sổ thuyền viên, Hộ chiếu (đối với trường hợp thuyền viên làm việc trên tàu biển treo cờ quốc tịch nước ngoài).
6. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy CNKNCM cho thuyền viên Việt Nam đã có GCNKNCM do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp gồm: các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản 3 Điều này và bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính GCNKNCM do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận Chứng chỉ chuyên môn cấp và Sổ thuyền viên.
7. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp GCNKNCM theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp kết quả thực hiện thủ tục hành chính được trả bằng bản điện từ thì kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng bản giấy.
8. Phí và lệ phí cấp GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 57. Thủ tục cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
1. Đối tượng cấp là thuyền viên đáp ứng điều kiện cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư này và Công ước STCW.
2. Tổ chức quản lý thuyền viên, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Giấy chứng nhận GOC, ROC, GCNHLNVĐB;
c) 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
3. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp kết quả thực hiện thủ tục hành chính được trả bằng bản điện tử thì kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng bản giấy.
4. Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận có giá trị sử dụng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận GOC, ROC, GCNHLNVĐB.
5. Phí và lệ phí cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 58. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
1. Đối tượng cấp là các huấn luyện viên, thuyền viên đáp ứng điều kiện theo được quy định của Thông tư này và Công ước STCW.
2. Tổ chức quản lý thuyền viên, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính của huấn luyện viên theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Xác nhận hoàn thành khoá huấn luyện hoặc Quyết định tốt nghiệp khoá huấn luyện dành cho huấn luyện viên chính;
c) 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính chứng chỉ sử dụng mô phỏng và đánh giá mô phỏng (đối với trường hợp huấn luyện viên chính phòng mô phỏng).
3. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp kết quả thực hiện thủ tục hành chính được trả bằng bản điện từ thì kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng bản giấy.
4. Phí và lệ phí cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Đối tượng cấp là thuyền viên có GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính đáp ứng điều kiện cấp lại theo quy định của Thông tư này.
2. Tổ chức quản lý thuyền viên, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị quy định tại Phụ lục IX hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục X của Thông tư này;
b) Giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đối với trường hợp thay đổi thông tin;
c) 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
d) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế (trường hợp cấp lại GCNKNCM);
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Sổ thuyền viên hoặc Quyết định công nhận kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng (trường hợp cấp lại GCNKNCM hết hoặc sắp hết hạn); Hộ chiếu đối với trường hợp thuyền viên làm việc trên tàu biển treo cờ quốc tịch nước ngoài;
e) Trường hợp thuyền viên đang làm việc trên tàu chạy tuyến quốc tế không thể nộp thành phần hồ sơ tại điểm d, đ khoản này: tổ chức quản lý thuyền viên phải có văn bản đề nghị theo theo mẫu tại Phụ lục X kèm bản sao có đóng dấu treo hoặc ký số của tổ chức quản lý thuyền viên: Sổ thuyền viên; Giấy chứng nhận sức khỏe và chịu trách nhiệm đối với thông tin đã đề nghị.
3. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp kết quả thực hiện thủ tục hành chính được trả bằng bản điện tử thì kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng bản giấy.
4. GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính được cấp lại trong trường hợp mất, hỏng, thay đổi thông tin có giá trị sử dụng theo hiệu lực của chứng chỉ đã cấp đề nghị cấp lại.
5. Phí và lệ phí cấp lại GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ của mỗi học viên tham dự khóa đào tạo khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ sở đào tạo, huấn luyện. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao (nếu có); đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ tiếng Anh hàng hải;
d) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Thông tư này;
e) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Sổ thuyền viên;
g) 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ (02 ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử).
2. Cơ sở đào tạo, huấn luyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đúng quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về việc xét duyệt danh sách học viên tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan; thuyền trưởng, máy trưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII của Thông tư này;
b) 01 bộ hồ sơ của học viên (gửi kèm).
4. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, duyệt hồ sơ và ra quyết định công nhận danh sách người có đủ điều kiện dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không đủ điều kiện phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Căn cứ báo cáo kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng của Hội đồng thi sỹ quan, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấp GCNKNCM.
6. Phí và lệ phí cấp GCNKNCM sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại Chứng chỉ chuyên môn, Giấy công nhận, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận phải thực hiện đúng thẩm quyền, thủ tục và thời hạn; không yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ nào mà Thông tư này không quy định trong thành phần hồ sơ và không phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện thủ tục hành chính.
3. Chứng chỉ chuyên môn, Giấy công nhận, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận của thuyền viên bị thu hồi trong trường hợp giả mạo giấy tờ trong hồ sơ hoặc tẩy xóa, mua bán, cho thuê, cho mượn Chứng chỉ chuyên môn, Giấy công nhận, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại chứng chỉ chuyên môn Giấy công nhận, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận thì có thẩm quyền thu hồi.
Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 20/2023/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 937 đến số 938
- Ngày hiệu lực: 01/09/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ
- Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ
- Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
- Điều 11. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 12. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 13. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 14. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
- Điều 16. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện
- Điều 17. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện
- Điều 18. Phân loại chứng chỉ chuyên môn
- Điều 19. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 20. Giấy Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
- Điều 21. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
- Điều 22. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
- Điều 23. Điều kiện chung
- Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên
- Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
- Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT và đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ)
- Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT hành trình gần bờ
- Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
- Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW
- Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW
- Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
- Điều 36. Điều kiện cấp Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
- Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca
- Điều 38. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện
- Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện
- Điều 40. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho công dân Việt Nam đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
- Điều 41. Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 42. Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
- Điều 43. Điều kiện cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 44. Điều kiện cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
- Điều 45. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 46. Điều kiện cấp lại Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 49. Huấn luyện viên chính
- Điều 50. Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
- Điều 51. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
- Điều 52. Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
- Điều 53. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 54. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 55. Thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 56. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên Việt Nam đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
- Điều 57. Thủ tục cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
- Điều 58. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 59. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy Chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 60. Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng
- Điều 61. Trách nhiệm của các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính; thu hồi Chứng chỉ chuyên môn, Giấy công nhận, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận của thuyền viên
- Điều 62. Khung định biên an toàn tối thiểu
- Điều 63. Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
- Điều 64. Miễn trừ
- Điều 65. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 66. Trách nhiệm của chủ tàu đối với việc tiếp nhận học viên thực tập trên tàu biển
- Điều 67. Trách nhiệm của thuyền trưởng, máy trưởng và sỹ quan hàng hải đối với học viên thực tập trên tàu biển
- Điều 68. Trách nhiệm của học viên thực tập trên tàu biển